Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi quản lý đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có trách nhiệm thế nào?

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc quản lý đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là gì?

Nội dung chính

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi quản lý đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có trách nhiệm thế nào?

    Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc quản lý đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được quy định tại Điều 30 Nghị định 135/2015/NĐ-CP Quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài như sau:

    - Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Nghị định này.

    - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.

    - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với các trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Điều 9 Nghị định này.

    - Quy định về:

    + Công cụ được phép đầu tư ở nước ngoài trong từng thời kỳ;

    + Quy trình, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp;

    + Quy trình, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại;

    + Tỷ lệ đầu tư an toàn cho tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp;

    + Quy trình, thủ tục đăng ký, xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác;

    + Quy trình, thủ tục, nội dung thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và phương thức, nội dung tham gia chương trình thưởng cổ phiếu của cá nhân người lao động Việt Nam làm việc trong các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Điều 5 Nghị định này;

    + Thủ tục chuyển vốn ra nước ngoài, chuyển vốn và nguồn thu hợp pháp về Việt Nam đối với các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Điều 9 Nghị định này;

    + Việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tài khoản vốn nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Điều 11 Nghị định này;

    + Chế độ báo cáo đối với nhà đầu tư về tình hình tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tình hình nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác quy định tại Điều 35 Nghị định này.

    - Thực hiện quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

    - Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư.

    - Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính tổng hợp số liệu, đánh giá tình hình đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng năm về việc thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư theo quy định tại Nghị định này

    Trên đây là quy định về Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc quản lý đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP

    16