Năm 2024, ai là người phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Có bao nhiêu bậc thuế trong biểu thuế thu nhập cá nhân toàn phần?
Nội dung chính
Có bao nhiêu bậc thuế trong biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần?
Theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về biểu thuế lũy tiến từng phần được áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 16 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Theo đó, hiện nay có 07 bậc thuế trong biểu thuế luỹ tiến từng phần với mức thuế suất từ 5% đến 35%.
Lưu ý: Trường hợp này áp dụng cho cá nhân cư trú.
Năm 2024, ai là người phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Có bao nhiêu bậc thuế trong biểu thuế thu nhập cá nhân toàn phần? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu bậc thuế trong biểu thuế thu nhập cá nhân toàn phần?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi khoản 7 Điều 2 Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật về thuế 2014 quy định về biểu thuế toàn phần. Theo đó, có 06 trường hợp về bậc thuế trong biểu thuế thu nhập cá nhân toàn phần, cụ thể:
Thu nhập tính thuế | Thuế suất (%) |
a) Thu nhập từ đầu tư vốn | 5 |
b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại | 5 |
c) Thu nhập từ trúng thưởng | 10 |
d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng | 10 |
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này | 20
0,1 |
e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản | 2 |
Năm 2024, ai là người phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP có quy định người phải nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
[1] Cá nhân cư trú
- Cá nhân cư trú là người:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
++ Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;
++ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
[2] Cá nhân không cư trú
Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện của cá nhân cư trú.
Khoản thu nhập từ tiền lương tiền công nào phải chịu thuế thu nhập cá nhân?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2014 quy định về thu nhập chịu thuế như sau:
Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
...
Theo đó, khoản thu nhập từ tiền lương tiền công phải chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm các khoản thu nhập cụ thể bao gồm:
(1) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.
(2) Các khoản phụ cấp, trợ cấp. Trừ các khoản sau:
- Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
- Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.