Mẫu Giấy ủy quyền tranh chấp đất đai 2023? Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận thì tranh chấp có thể được giải quyết theo những hình thức nào?

Xin hỏi: Mẫu Giấy ủy quyền tranh chấp đất đai 2023? Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận thì tranh chấp có thể được giải quyết theo những hình thức nào?

Nội dung chính

    Có được ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai không?

    Tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về đại diện ủy quyền như sau:

    Đại diện theo ủy quyền

    1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    ....

    Tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về quyền, nghĩa vụ của người đại diện như sau:

    Quyền, nghĩa vụ của người đại diện

    1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.

    2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.

    .....

    Như vậy, tranh chấp đất đai vẫn có thể ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện.

    Mẫu Giấy ủy quyền tranh chấp đất đai 2023? Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận thì tranh chấp có thể được giải quyết theo những hình thức nào?

    Mẫu Giấy ủy quyền tranh chấp đất đai 2023? Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận thì tranh chấp có thể được giải quyết theo những hình thức nào? (Hình từ Internet)

    Mẫu Giấy ủy quyền tranh chấp đất đai 2023?

    Anh/chị có thể tham khảo mẫu Giấy ủy quyền tranh chấp đất đai như sau

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    GIẤY ỦY QUYỀN

     

    - Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

    - Căn cứ vào nhu cầu của các bên

    Hôm nay, ngày ..... tháng .... năm .., tại ...........................................................

    Chúng tôi gồm:

    - Ông: (1) ................................... Sinh năm: ………...........                                       

    CMND/CCCD/Hộ chiếu số: .............. do ................ cấp ngày..../...../............

    Hộ khẩu thường trú: ...............................................................

    - Cùng vợ là bà:  ................................ Sinh năm:.............                               

    CMND/CCCD/Hộ chiếu số: .............. do .................. cấp ngày..../...../......

    Hộ khẩu thường trú: ...........................................................................................

    Bằng Giấy ủy quyền này, chúng tôi ủy quyền cho:

    Ông/bà:  ................................ Sinh năm:...........                                       

    CMND/CCCD/Hộ chiếu số: .............. do ................... cấp ngày..../...../............

    Hộ khẩu thường trú: .......................................................................................

    I. NỘI DUNG ỦY QUYỀN

    Điều 1. Căn cứ ủy quyền (2) ................................................................................................

    ..................................................................................................................

    ...................................................................................................................

    Vì lý do công việc nên nay chúng tôi ủy quyền cho ông/bà ………………….…. có số CMND/CCCD/Hộ chiếu và hộ khẩu thường trú như trên thực hiện các công việc sau:

    Điều 2. Phạm vi ủy quyền

    - Ông/bà …………… được quyền thay mặt và đại diện cho chúng tôi (3)

    ..........................................................................................................................................................................................................................................................................

    .....................................................................................................................................

    - Trong phạm vi uỷ quyền, ông/bà ………. được thay mặt chúng tôi lập, ký tên vào tất cả các loại giấy tờ liên quan phục vụ cho việc thực hiện công việc được ủy quyền, được đóng các loại thuế, phí, lệ phí, thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật liên quan đến nội dung uỷ quyền này.

    Điều 3. Thù lao ủy quyền Giấy ủy quyền này (4)...... thù lao.

    Điều 4. Thời hạn ủy quyền

    Kể từ ngày Giấy ủy quyền này được ký cho đến khi ông/bà …………… thực hiện xong công việc được ủy quyền nêu trên hoặc khi Giấy uỷ quyền này hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.

    II. CAM KẾT CỦA NHỮNG NGƯỜI ỦY QUYỀN

    - Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi công việc do ông ..................... nhân danh chúng tôi thực hiện trong phạm vi ủy quyền nêu trên. Chúng tôi đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền này.

    - Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

    - Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành..….bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ…… bản chịu trách nhiệm thi hành./.

    Giấy ủy quyền này được lập thành …. Bản chính, mỗi bên giữ …bản chính.

                                                                                                                            Người ủy quyền 

                                                                                                                        (ký, ghi rõ họ tên)  

    Ghi chú:

    (1) Ghi rõ thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền gồm: Họ và tên, năm sinh, số CMND/hộ chiếu/CCCD, cơ quan cấp, ngày tháng năm cấp kèm địa chỉ liên hệ.

    (2) Những căn cứ pháp lý liên quan đến nội dung của công việc được đề cập đến trong giấy ủy quyền.

    (3) Mục này ghi rõ nội dung cũng như phạm vi ủy quyền.

    (4) Nếu Giấy ủy quyền có thù lao thì ghi rõ số tiền thù lao. 

    Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận thì tranh chấp có thể được giải quyết theo những hình thức nào?

    Tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

    3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

    Như vậy, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận thì tranh chấp có thể được giải quyết một trong 02 hình thức sau:

    - Khởi kiện ra Tòa án giải quyết tranh chấp

    - Nộp đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

    Trân trọng!

    41