17:32 - 23/12/2024

Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào?

Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào? 6 chính sách quản lý và bảo vệ biển theo Luật Biển Việt Nam 2012? Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước?

Nội dung chính

    Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào?

    Luật Biển Việt Nam2012 (Luật số 18/2012/QH13) là luật quy định về những nội dung như:

    (1) Đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

    (2) Hoạt động trong vùng biển Việt Nam.

    (3) Phát triển kinh tế biển.

    (4) Quản lý và bảo vệ biển, đảo.

    Theo đó, tại Điều 54 Luật Biển Việt Nam 2012 có quy định về hiệu lực của luật này như sau:

    Hiệu lực thi hành
    Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

    Như vậy, Luật Biển Việt Nam 2012 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 21 tháng 6 năm 2012 tại Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

    Hiện nay, Luật Biển Việt Nam 2012 vẫn còn hiệu lực áp dụng.

    Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào? (Ảnh từ Internet)

    Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào? (Ảnh từ Internet)

    6 chính sách quản lý và bảo vệ biển theo Luật Biển Việt Nam 2012?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Biển Việt Nam 2012 như sau:

    Chính sách quản lý và bảo vệ biển
    1. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.
    2. Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
    3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.
    4. Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.
    5. Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.
    6. Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.

    Như vậy, 6 chính sách quản lý và bảo vệ biển theo Luật Biển Việt Nam 2012 được quy định như trên.

    Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 6 Luật Biển Việt Nam 2012 như sau:

    Hợp tác quốc tế về biển
    1. Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
    2. Nội dung hợp tác quốc tế về biển bao gồm:
    a) Điều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ;
    b) Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai;
    c) Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển;
    d) Phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự cố tràn dầu;
    đ) Tìm kiếm, cứu nạn trên biển;
    e) Phòng, chống tội phạm trên biển;
    g) Khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển du lịch biển.

    Như vậy, Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi.

    Việc hợp tác quốc tế về biển bao gồm 7 nội dung theo quy định trên.

    193