Lồng ghép vấn đề giới trong lập đề nghị về Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?

Lồng ghép vấn đề giới trong lập đề nghị về Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện ra sao?

Nội dung chính

    Lồng ghép vấn đề giới trong lập đề nghị về Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?

    Việc lồng ghép vấn đề giới trong lập đề nghị về Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 11 Thông tư 17/2014/TT-BTP về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành như sau:

    Cơ quan lập đề nghị về Chương trình xây dựng văn bản thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới như sau:

    Xác định nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trong các văn bản được đề xuất;

    Kiểm tra hồ sơ, đánh giá nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới theo yêu cầu được quy định tại Điều 10 Thông tư này.

    Trong trường hợp cần thiết, cơ quan lập đề nghị chương trình xây dựng văn bản mời đại diện cơ quan lao động, thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia về giới tham gia xem xét, đánh giá đề xuất xây dựng văn bản đối với các văn bản có thể có quy định vấn đề bình đẳng giới hoặc bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.

    Trường hợp xác định dự thảo văn bản có nội dung liên quan đến bình đẳng giới, bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới mà trong hồ sơ đề nghị chưa thực hiện các nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản thì yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất xây dựng văn bản thực hiện việc lồng ghép bình đẳng giới và hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

    10