Không phải cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong các trường hợp nào?

Các trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Các trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì các trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

    - Ngoài các hoạt động thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

    - Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường, đăng ký thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, thay đổi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

    10