Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại được Nhà nước bồi thường do tài sản bị xâm phạm được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại được Nhà nước bồi thường do tài sản bị xâm phạm được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 68/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (có hiệu lực từ ngày 01/07/2018) thì khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại được Nhà nước bồi thường do tài sản bị xâm phạm được quy định cụ thể như sau:
- Khoảng thời gian để tính thu nhập thực tế bị mất quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Luật do tài sản đã bị phát mại, bị mất được tính từ ngày tài sản bị phát mại, bị mất đến thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 43 của Luật hoặc đến thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định giá trị thiệt hại đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 52 và Điều 55 của Luật (sau đây gọi là thời điểm thụ lý, giải quyết).
- Khoảng thời gian để tính thu nhập thực tế bị mất quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Luật do không được sử dụng, khai thác tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu trái pháp luật hoặc do tài Khoản bị phong tỏa được tính từ ngày không được sử dụng, khai thác tài sản đến ngày tài sản được trả lại hoặc đến ngày tài Khoản được giải tỏa.
- Khoảng thời gian để tính Khoản lãi quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Luật đối với Khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước hoặc bị tịch thu, thi hành án, đã đặt để bảo đảm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bị tịch thu, bị thi hành án, đặt tiền để bảo đảm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại Khoản tiền đó.
- Khoảng thời gian để tính Khoản lãi quy định tại Khoản 5 Điều 23 của Luật đối với Khoản tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế được xác định như sau:
+ Đối với Khoản lãi của Khoản tiền phạt quy định tại đoạn 2 Khoản 5 Điều 23 của Luật thì được tính từ ngày nộp Khoản tiền phạt đến thời điểm người bị thiệt hại trả xong Khoản lãi của Khoản tiền phạt;
+ Đối với Khoản lãi của Khoản tiền phạt quy định tại đoạn 3 Khoản 5 Điều 23 của Luật thì được tính từ ngày nộp Khoản tiền phạt đến thời điểm thụ lý, giải quyết.
- Trường hợp đến thời điểm thụ lý, giải quyết mà thiệt hại quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và điểm a Khoản 4 Điều này chưa chấm dứt thì Khoảng thời gian được tính từ ngày phát sinh thiệt hại thực tế đến thời điểm thụ lý, giải quyết.
Điều 5. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại Điều 24 của Luật
- Khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 24 của Luật được tính từ ngày không được nhận tiền lương, tiền công hoặc từ ngày tiền lương, tiền công bị giảm sút đến ngày được nhận đủ tiền lương, tiền công, trừ trường hợp quy định tại Điều 6, 7, 8 và 9 Nghị định này.
Trường hợp tại thời điểm thụ lý, giải quyết mà người bị thiệt hại chưa được nhận đủ tiền lương, tiền công thì Khoảng thời gian quy định tại Khoản này được tính từ ngày không được nhận tiền lương, tiền công hoặc từ ngày tiền lương, tiền công bị giảm sút đến thời điểm thụ lý, giải quyết.
- Mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề đối với thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 24 của Luật được xác định là mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng có thu nhập gần nhất trước thời điểm thiệt hại xảy ra.