Khi giải quyết phá sản thì việc bù trừ nghĩa vụ được quy định như thế nào theo quy định pháp luật?

Khi giải quyết phá sản thì việc bù trừ nghĩa vụ được quy định như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành? Và quy định ở văn bản nào?

Nội dung chính

    Khi giải quyết phá sản thì việc bù trừ nghĩa vụ được quy định như thế nào theo quy định pháp luật?

    Việc bù trừ nghĩa vụ khi giải quyết phá sản đã được quy định cụ thể tại Điều 63 Luật Phá sản 2014.

    Theo đó, việc bù trừ nghĩa vụ khi giải quyết phá sản được quy định như sau:

    1. Sau khi Tòa án nhân dân có quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với hợp đồng được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản.
    2. Việc thực hiện bù trừ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo Thẩm phán về việc thực hiện bù trừ nghĩa vụ.
    3. Phương pháp bù trừ nghĩa vụ:
    a) Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản tương đương với nhau thì không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
    b) Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản không tương đương với nhau mà phần chênh lệch giá trị tài sản lớn hơn thuộc về doanh nghiệp, hợp tác xã thì bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán phần giá trị tài sản chênh lệch để gộp vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
    c) Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản không tương đương với nhau mà phần chênh lệch giá trị tài sản lớn hơn thuộc về bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã thì bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã trở thành chủ nợ không có bảo đảm đối với phần giá trị tài sản chênh lệch.

    Trên đây là nội dung về việc bù trừ nghĩa vụ khi giải quyết phá sản.

    49