14:50 - 02/04/2025

Kết luận 137 KL TW Bộ Chính trị về sắp xếp đơn vị hành chính là căn cứ đề xây dựng sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện?

Kết luận số 137 KL TW của Bộ Chính trị sắp xếp đơn vị hành chính là căn cứ đề xây dựng sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện đúng không?

Nội dung chính

Kết luận 137 KL TW của Bộ Chính trị sắp xếp đơn vị hành chính là căn cứ đề xây dựng sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện?

Tại Hội nghị giao ban công tác tháng 3, triển khai nhiệm vụ công tác quý II và tháng 4, một trong các điểm nổi bật thể hiện kết quả đã được được nêu trong Hội nghị như sau:

Thứ ba, Bộ đã ngay lập tức bắt tay vào việc tham mưu cho các cấp có thẩm quyền sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Về việc này, Bộ Chính trị đã cho ý kiến 3 lần. Trong đó, Kết luận số 130-KL/TW của Bộ Chính trị xác định rõ chủ trương trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Từ Kết luận 137-KL/TW, Bộ Chính trị nêu cụ thể định hướng chủ trương trong việc sắp xếp lại chính quyền cấp tỉnh, tổ chức lại chính quyền cấp xã, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Đây là căn cứ chính trị để Bộ hoàn thiện đề án báo cáo Ban Chấp
hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 11.

Như vậy, tại Hội nghị giao ban công tác tháng 3, triển khai nhiệm vụ công tác quý II và tháng 4, Kết luận 137 của Bộ Chính Trị được nhắc đến là một trong những căn cứ chính trị để Bộ hoàn thiện đề án báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 11, theo đó, từ Kết luận 137 KL TW, Bộ Chính trị nêu cụ thể định hướng chủ trương trong việc sắp xếp lại chính quyền cấp tỉnh.

Ngoài ra, Kết luận 127-KL/TW năm 2025, Bộ Chính trị và Ban Bí thư định hướng sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:

- Đảng ủy Chính phủ khẩn trương triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ cụ thể như sau:
+ Báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng chậm nhất ngày 09/3/2025.
+ Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thiện đề án gửi xin ý kiến các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương chậm nhất ngày 12/3/2025.
+ Tiếp thu ý kiến góp ý của các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương, hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước ngày 27/3/2025.
+ Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025.
...

Theo đó, Kết luận 127-KL/TW năm 2025, Đảng ủy Chính phủ khẩn trương triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh như trên.

>>> Xem thêm: Dự kiến sáp nhập tỉnh nào mới nhất 2025? Bảng sáp nhập các tỉnh 2025 dự kiến theo Tờ trình 624?

>>> Xem thêm: Danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập có chưa? Sáp nhập 63 tỉnh còn 34 tỉnh (dự kiến) đúng không?

Kết luận 137 KL TW của Bộ Chính trị sắp xếp đơn vị hành chính là căn cứ đề xây dựng sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện?

Kết luận 137 KL TW của Bộ Chính trị sắp xếp đơn vị hành chính là căn cứ đề xây dựng sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện? (Hình từ Internet)

Kết luận 127 của Bộ Chính trị bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh thì xây dựng đề án thế nào?

Căn cứ Tiểu mục 1 Mục II Kết luận 127-KL/TW năm 2025Bộ Chính trị và Ban Bí thư nêu rõ thông tin sáp nhập tỉnh năm 2025 như sau:

NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã
- Giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã (trong đó: (1) Đối với cấp tỉnh: Ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp. (2) Đối với cấp xã: Cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hoá, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã. (3) Làm rõ mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương (giữa cấp tỉnh và cấp xã); mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã (giữa bộ, ngành Trung ương, các sở chuyên ngành và đơn vị, cá nhân phụ trách theo lĩnh vực), bảo đảm hoạt động thuận lợi, đồng bộ, liên thông, hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.
...

Theo Kết luận 127-KL/TW năm 2025, Đảng ủy Chính phủ được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng đề án, báo cáo và trình Bộ Chính trị về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Việc sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã được thực hiện trên cơ sở quy mô dân số, diện tích, quy hoạch tổng thể, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lợi thế vùng và yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Đồng thời, đề án cũng làm rõ mối quan hệ công tác giữa cấp tỉnh và cấp xã nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Xuân An Giang
saved-content
unsaved-content
10397