Danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập có chưa? Sáp nhập 63 tỉnh còn 34 tỉnh (dự kiến) đúng không?
Nội dung chính
Danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập có chưa? Sáp nhập 63 tỉnh còn 34 tỉnh (dự kiến) đúng không?
Ngày 28 tháng 02 năm 2025, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã có Kết luận 127-KL/TW năm 2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục II Kết luận 127-KL/TW năm 2025, Bộ Chính trị và Ban Bí thư nêu rõ thông tin sáp nhập tỉnh năm 2025 như sau:
NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã
- Giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã (trong đó:
(1) Đối với cấp tỉnh: Ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.
(2) Đối với cấp xã: Cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hoá, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
(3) Làm rõ mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương (giữa cấp tỉnh và cấp xã); mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã (giữa bộ, ngành Trung ương, các sở chuyên ngành và đơn vị, cá nhân phụ trách theo lĩnh vực), bảo đảm hoạt động thuận lợi, đồng bộ, liên thông, hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.
...
Theo đó, danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập chưa được công bố chính thức. Việc sáp nhập tỉnh mới chỉ ở giai đoạn nghiên cứu và đề xuất nên không có 34 tỉnh thành sau sáp nhập cụ thể.
Dựa trên Kết luận 127-KL/TW năm 2025, quá trình sáp nhập tỉnh đang được triển khai theo các bước, bao gồm:
- Nghiên cứu các tiêu chí sáp nhập như quy mô dân số, diện tích, quy hoạch tổng thể quốc gia, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Báo cáo và xin ý kiến từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan liên quan.
- Dự kiến hoàn thiện đề án và trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 4/2025.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, chưa có danh sách cụ thể về sáp nhập 63 tỉnh còn 34 tỉnh (dự kiến) và số lượng tỉnh có thể vẫn còn thay đổi theo quá trình thảo luận và quyết định của Trung ương.
Tuy nhiên, theo Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 thì có 11 tỉnh, thành không thuộc diện sắp xếp, do đó, danh sách 34 tỉnh thành dự kiến như sau
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục IV Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 dự kiến 52 tỉnh, thành thực hiện sắp xếp và 11 tỉnh, thành không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025.
Bảng dự kiến 11 tỉnh không thực hiện sáp nhập tỉnh thành
STT | Tên Tỉnh/Thành phố | Loại Hành Chính |
---|---|---|
1 | Hà Nội | Thành phố |
2 | Huế | Thành phố |
3 | Lai Châu | Tỉnh |
4 | Điện Biên | Tỉnh |
5 | Sơn La | Tỉnh |
6 | Cao Bằng | Tỉnh |
7 | Lạng Sơn | Tỉnh |
8 | Quảng Ninh | Tỉnh |
9 | Thanh Hóa | Tỉnh |
10 | Nghệ An | Tỉnh |
11 | Hà Tĩnh | Tỉnh |
... | ... | ... |
Đang tiếp tục cập nhật
Theo đó, 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập tỉnh dự kiến bao gồm 02 thành phố trực thuộc Trung ương và 9 tỉnh, thành như trên.
Danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập có chưa? Sáp nhập 63 tỉnh còn 34 tỉnh (dự kiến) đúng không? (Hình từ Internet)
Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm gì?
Căn cứ Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Đơn vị hành chính
1. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
a) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
b) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
c) Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
d) Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.
2. Tùy theo điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đơn vị hành chính cấp huyện tại các đảo, quần đảo (sau đây gọi chung là hải đảo) có thể không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.
Như vậy, đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các thành tố nêu trên.