Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong giáo dục và lao động thương binh xã hội được quy định như thế nào?

Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong giáo dục và lao động thương binh xã hội như thế nào? Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong khoa học và công nghệ như thế nào?

Nội dung chính

    Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong giáo dục và lao động thương binh xã hội được quy định như thế nào?

    Tại Khoản 7 Điều 15 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong giáo dục và lao động thương binh xã hội như sau:

    Kết hợp trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu

    ...

    7. Kết hợp trong giáo dục và lao động thương binh xã hội

    a) Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và sẵn sàng phục vụ quốc phòng, trọng tâm là cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật giỏi ở các ngành nghề sẵn sàng phục vụ quốc phòng;

    b) Việc quản lý phát triển lực lượng lao động, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động, đào tạo dạy nghề phải gắn với chính sách thương binh, liệt sĩ, người có công và bảo trợ xã hội.

    Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong giáo dục và lao động thương binh xã hội được quy định như thế nào? (Hình ảnh từ internet)

    Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong khoa học và công nghệ như thế nào?

    Tại Khoản 8 Điều 15 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong khoa học và công nghệ như sau:

    Kết hợp trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu

    ...

    8. Kết hợp trong khoa học và công nghệ

    a) Hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân, trí tuệ nhân tạo, phục vụ dân sinh phải gắn với các ngành khoa học và công nghệ của quốc phòng;

    b) Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ quân sự và công nghiệp quốc phòng phục vụ cho nền kinh tế quốc dân và ngược lại, kết nối tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế, khuyến khích liên doanh, liên kết với các tổ chức trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, học tập kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này.

    Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong các lĩnh vực khác được quy định như thế nào?

    Tại Khoản 9, 10 và 11 Điều 15 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong các lĩnh vực khác như sau:

    Kết hợp trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu

    ...

    9. Kết hợp trong y tế: Phối hợp chặt chẽ giữa y tế dân sự với y tế quân sự trong nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo nguồn nhân lực, trong khám chữa bệnh; xây dựng mô hình quân - dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Cấp tỉnh, huyện ngoài các bệnh viện được bố trí theo cụm dân cư, phải tổ chức các đội y tế cơ động theo kế hoạch tác chiến, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời bình, đồng thời sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng khi có tình huống.

    10. Kết hợp trong quản lý tài nguyên và môi trường: Việc quản lý, sử dụng đất đai; khai thác khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên rừng; quản lý tài nguyên, môi trường, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa; hoạt động khí tượng thủy văn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sa mạc hóa; đo đạc bản đồ, viễn thám, phân giới cắm mốc; khắc phục, xử lý chất độc da cam/dioxin, bom, mìn, vật liệu nổ tồn dư sau chiến tranh phải bảo đảm các yêu cầu quốc phòng.

    11. Các ngành, lĩnh vực khác: Khi xây dựng, triển khai quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo sẵn sàng phục vụ quốc phòng khi có yêu cầu; đồng thời có phương án sơ tán, phân tán đến nơi an toàn để bảo đảm sản xuất khi có tình huống quốc phòng, an ninh; sản phẩm của các ngành, lĩnh vực vừa đáp ứng phục vụ nhu cầu dân sinh thời bình và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu quốc phòng khi có tình huống.

    Hệ thống kế hoạch, kỳ kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì?

    Tại Điều 16 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về hệ thống kế hoạch, kỳ kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội như sau:

    Hệ thống kế hoạch, kỳ kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch

    1. Hệ thống kế hoạch

    a) Kế hoạch tổng thể về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, bao gồm: Kế hoạch đảm bảo trong thời bình được xây dựng theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công và nhu cầu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; Kế hoạch khi có tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và tình trạng chiến tranh;

    b) Kế hoạch chi tiết về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh của Quân khu, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

    2. Kỳ kế hoạch

    Kế hoạch lập cho thời kỳ 05 năm, có tầm nhìn từ 10 năm đến 15 năm. Kế hoạch luôn được rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với chiến lược, hệ thống quy hoạch quốc gia; kế hoạch, dự án quan trọng quốc gia, dự án phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.

    3. Điều chỉnh kế hoạch

    Thời hạn xem xét điều chỉnh Kế hoạch theo định kỳ hằng năm. Việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung phải đảm bảo tính kế thừa, chỉ điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp với khả năng và nhu cầu thực tế.

    Như vậy, hệ thống kế hoạch bao gồm kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết, nhằm đảm bảo nhu cầu quốc phòng trong các tình huống khác nhau, từ thời bình đến tình trạng khẩn cấp và chiến tranh. Kỳ kế hoạch được thiết lập cho thời gian 5 năm, với tầm nhìn từ 10 đến 15 năm, và luôn được rà soát để phù hợp với chiến lược quốc gia và các dự án phát triển. Việc điều chỉnh kế hoạch được thực hiện hàng năm, đảm bảo tính kế thừa và chỉ điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp với thực tế. Sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế xã hội và quốc phòng thông qua hệ thống kế hoạch này là yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh quốc gia và phát triển bền vững.

    11