Hồ sơ tài liệu bảo dưỡng sửa chữa công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng gồm tài liệu gì?

Công trình xây dựng có hồ sơ tài liệu bảo dưỡng sửa chữa với dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng gồm tài liệu gì?

Nội dung chính

    Hồ sơ tài liệu bảo dưỡng sửa chữa công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng bao gồm tài liệu gì?

    Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 65/2021/TT-BTC về quản lý, sử dụng kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công quy định như sau:

    Quản lý, sử dụng kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công
    ...
    2. Thông tư này hướng dẫn thêm một số quy định đối với kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng như sau:
    a) Khi phân bổ dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng, hồ sơ tài liệu kèm theo gồm: Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và các hồ sơ liên quan (nếu có); thuyết minh cụ thể các nội dung: Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa; tên tài sản công cần bảo dưỡng, sửa chữa; thời gian bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công gần nhất; lý do, mục tiêu, khối lượng bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; kinh phí phân bổ; dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành;
    b) Khi kiểm soát chi, tạm ứng, thanh toán kinh phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; cụ thể:
    - Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý tài sản công phê duyệt kế hoạch sửa chữa, trong đó thuyết minh đầy đủ các nội dung nêu tại điểm a khoản 2 Điều này;
    - Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa từ 500 triệu đồng trở lên: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý tài sản công tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

    Như vậy, hồ sơ tài liệu bảo dưỡng sửa chữa công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng bao gồm các thành phần sau:

    - Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Đây là tài liệu xác nhận việc thực hiện sửa chữa từ cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền.

    - Các hồ sơ liên quan (nếu có): Bao gồm các tài liệu hỗ trợ, minh chứng cho việc phê duyệt và kế hoạch sửa chữa.

    - Thuyết minh cụ thể các nội dung:

    + Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa.

    + Tên tài sản công cần bảo dưỡng, sửa chữa.

    + Thời gian bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công gần nhất.

    + Lý do, mục tiêu, khối lượng bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.

    + Kinh phí phân bổ.

    + Dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.

    Hồ sơ tài liệu bảo dưỡng sửa chữa công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng bao gồm gì?

    Hồ sơ tài liệu bảo dưỡng sửa chữa công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng bao gồm gì? (Hình từ Internet)

    Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định ra sao?

    Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư14/2021/TT-BXD về xác định các chi phí bảo trì công trình xây dựng quy định như sau:

    Xác định các chi phí bảo trì công trình xây dựng
    ...
    4. Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định như sau:
    a) Chi phí sửa chữa được xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá sửa chữa công trình.
    Trường hợp sửa chữa định kỳ công trình thì khối lượng các công tác sửa chữa được xác định căn cứ thiết kế sửa chữa, kế hoạch sửa chữa và quy trình bảo trì của công trình xây dựng được phê duyệt. Trường hợp sửa chữa đột xuất công trình thì khối lượng các công tác sửa chữa được xác định căn cứ tình trạng công trình thực tế cần sửa chữa, hồ sơ thiết kế sửa chữa và các yêu cầu khác có liên quan.
    Đơn giá sửa chữa công trình được xác định từ định mức dự toán sửa chữa và giá các yếu tố chi phí hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.
    Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình được xác định từ định mức dự toán sửa chữa và giá các yếu tố chi phí, chi phí trực tiếp (chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công) xác định theo quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng. Chi phí gián tiếp xác định bằng 10% của chi phí trực tiếp. Thu nhập chịu thuế tính trước tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong đơn giá sửa chữa công trình. Định mức tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế tính trước xác định theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng. Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện thì đơn giá có thể gồm các khoản mục chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước.
    b) Tổng hợp dự toán chi phí sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng theo hướng dẫn tại bảng 2.2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

    Theo đó, trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định theo quy định trên.

    Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm bao gồm gì?

    Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 35 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về chi phí bảo trì công trình xây dựng quy định như sau:

    Chi phí bảo trì công trình xây dựng
    ...
    3. Các chi phí bảo trì công trình xây dựng:
    a) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm gồm chi phí: Lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng năm; chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ; chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình; chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
    ....

    Như vậy, chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm gồm chi phí:

    - Lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng năm;

    - Chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ;

    - Chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình;

    - Chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.

    31