Hình thức xử phạt đối với hành vi đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tới những nơi không quy định trong Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu là gì?

Nếu tổ chức, cá nhân đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tới những nơi không quy định trong Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Nội dung chính

    Hình thức xử phạt đối với hành vi đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tới những nơi không quy định trong Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu là gì?

    Xử phạt hành vi đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tới những nơi không quy định trong Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu được quy định tại Điểm b Khoản 2 và Điểm a Khoản 6 Điều 21 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    b) Đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tới những nơi không quy định trong Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
    6. Biện pháp khắc phục hậu quả
    a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng lây lan đối tượng kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 3 và 5 Điều này;

    Theo đó,

    Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc các vật thể khác có khả năng mang theo sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt, bao gồm:

    1. Thực vật
    Cây và các bộ phận còn sống của cây.
    2. Sản phẩm của cây
    a) Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây;
    b) Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật;
    c) Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật (trừ bột nhào, tinh bột biến tính);
    d) Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh;
    đ) Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa;
    e) Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật;
    g) Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật.
    3. Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men).
    4. Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến.
    5. Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroids và cỏ dại phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học.
    6. Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
    7. Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật sẽ do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
    8. Trường hợp xuất khẩu những vật thể không thuộc các loại nêu trên sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.

    Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tới những nơi không quy định trong Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời, sẽ bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng lây lan đối tượng kiểm dịch thực vật.

    15