Hành vi vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam được hiểu như thế nào?

Xin hỏi vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên các vùng biển là hành vi gì?

Nội dung chính

    Hành vi vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam được hiểu như thế nào?

    Căn cứ khoản 4 Điều 9 Thông tư 105/2022/TT-BQP quy định hành vi vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam như sau:

    Hành vi vi phạm các quy định về vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP

    ...

    4. Hành vi vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn loại hàng hóa không phải là hàng hóa kinh doanh, vận chuyển có điều kiện mà không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP gồm:

    a) Không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu, vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu vào nội địa theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08 tháng 5 năm 2015 của các Bộ trưởng: Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.

    b) Hàng hóa được vận chuyển để xuất khẩu mà không có tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát” theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    c) Hàng hóa nhập khẩu đang vận chuyển về địa điểm làm thủ tục hải quan mà không có đầy đủ các loại chứng từ phải nộp để làm thủ tục hải quan theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    Không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu, vận chuyển, lưu thông trong thị trường nội địa theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08 tháng 5 năm 2015 của các Bộ trưởng: Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.

    d) Vận chuyển hàng hóa là lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm đối với loại gỗ theo quy định của pháp luật phải có.

    Hồ sơ lâm sản hợp pháp được xác định theo quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, Công văn số 53/KL-ĐT ngày 28 tháng 01 năm 2019 của Cục Kiểm lâm/Tổng cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT.

    đ) Hàng hóa sản xuất, vận chuyển kinh doanh nội địa không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d của Khoản này, không có hoặc không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp sau:

    Hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ; Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ; Nghị định số 41/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

    Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo mẫu quy định tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ; Điều 4 và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ. Việc xác định hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ.

    e) Vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa khác không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, hành vi vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là hành vi:

    - Không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu, vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu vào nội địa..

    - Hàng hóa được vận chuyển để xuất khẩu mà không có tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát theo quy định.

    - Hàng hóa nhập khẩu đang vận chuyển về địa điểm làm thủ tục hải quan mà không có đầy đủ các loại chứng từ phải nộp để làm thủ tục hải quan.

    - Không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu, vận chuyển, lưu thông trong thị trường nội địa theo quy định.

    - Vận chuyển hàng hóa là lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; Gỗ không có dấu búa kiểm lâm đối với loại gỗ theo quy định của pháp luật phả.

    - Hàng hóa sản xuất, vận chuyển kinh doanh nội địa khác không có hoặc không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp.

    - Vận chuyển hàng hóa khác không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật.

     

    (Hình từ Internet)

    Hành vi vận chuyển hàng hóa không có không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên vùng thềm lục địa của Việt Nam với tổng giá trị hàng hóa là 20.000.000 đồng sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

    Điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 23/2017/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi vận chuyển hàng hóa không có không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên vùng thềm lục địa của Việt Nam như sau:

    Vi phạm quy định về vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    ...

    2. Phạt tiền đối với hành vi vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa hoặc đối với hàng hóa kinh doanh, vận chuyển có điều kiện mà tại thời điểm kiểm tra, không có hoặc không đầy đủ giấy tờ đi liền, kèm theo để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa đó như sau:

    a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

    b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

    c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

    d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đến dưới 70.000.000 đồng;

    ...

    Ngoài ra, khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và nguyên tắc xử phạt

    ...

    2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Theo quy định nêu trên, mức phạt tiền với hành vi vận chuyển hàng hóa không có không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên vùng thềm lục địa của Việt Nam với tổng giá trị hàng hóa là 20.000.000 đồng là:

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.

    Thuyền trưởng có nghĩa vụ ngăn ngừa vận chuyển hàng hoá bất hợp pháp trên tàu biển hay không?

    Tại khoản 5 Điều 53 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

    Nghĩa vụ của thuyền trưởng

    1. Tổ chức quản lý, khai thác tàu biển theo quy định của pháp luật.

    2. Thực hiện trách nhiệm để tàu biển có đủ các điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cần thiết, phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, các quy định về trang thiết bị, vỏ tàu, dự trữ, chất lượng thuyền bộ và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển và người ở trên tàu biển trước và trong khi tàu biển đang hành trình.

    3. Thường xuyên giám sát để hàng hóa được bốc lên tàu biển, sắp xếp và bảo quản trên tàu biển, dỡ khỏi tàu một cách hợp lý, mặc dù các công việc này đã được giao cho những người có trách nhiệm thực hiện.

    4. Có biện pháp để hàng hóa trên tàu biển không bị hư hỏng, mất mát; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa; phải tận dụng mọi khả năng thông báo cho những người có lợi ích liên quan biết về những sự kiện đặc biệt liên quan đến hàng hóa.

    5. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu biển, người và các tài sản khác trên tàu biển; ngăn ngừa việc vận chuyển người, hàng hóa bất hợp pháp trên tàu biển.

    ...

    Theo đó, thuyền trưởng có nghĩa vụ ngăn ngừa vận chuyển hàng hoá bất hợp pháp trên tàu biển.

    Trân trọng!

    340