Hàng hóa được xem có xuất xứ thuần túy ở Hiệp định UKVFTA trong những trường hợp nào?
Nội dung chính
Hàng hóa được xem có xuất xứ thuần túy ở Hiệp định UKVFTA trong những trường hợp nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2021/TT-BCT (Có hiệu lực từ 27/06/2021) quy định về hàng hóa có xuất xứ thuần túy như sau:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BCT, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên trong các trường hợp sau:
+ Khoáng sản khai thác từ lòng đất hoặc đáy biển của Nước thành viên.
+ Cây trồng và sản phẩm cây trồng được trồng và thu hoạch hoặc thu lượm tại Nước thành viên.
+ Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên.
+ Sản phẩm của động vật sống được nuôi dưỡng tại Nước thành viên.
+ Sản phẩm thu được từ giết mổ động vật được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên.
+ Sản phẩm thu được từ săn bắn hoặc đánh bắt tại Nước thành viên.
+ Sản phẩm thu được từ nuôi trồng thủy sản trong đó cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm được sinh ra hoặc nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ và ấu trùng.
+ Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm khác thu được ngoài vùng lãnh hải bằng tàu của Nước thành viên.
+ Sản phẩm được sản xuất ngay trên tàu chế biến của Nước thành viên từ các sản phẩm được quy định tại điểm h khoản này.
+ Sản phẩm đã qua sử dụng thu được từ Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế thành nguyên liệu thô.
+ Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất tại Nước thành viên.
+ Sản phẩm được khai thác từ đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải nhưng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nước thành viên.
+ Hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại Nước thành viên từ các sản phẩm quy định từ điểm a đến điểm m khoản này.