Dự án phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến có mục tiêu gì?

Mục tiêu dự án phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến là gì?

Nội dung chính

    Mục tiêu dự án phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến là gì?

    Mục tiêu của dự án phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến được quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 1 Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó: 

    Mục tiêu:

    + Mục tiêu chung: Chủ động phòng chống một số dịch bệnh, phát hiện dịch sớm, kịp thời khống chế, không để dịch lớn xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Khống chế tốc độ gia tăng các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh, tật lứa tuổi học đường;

    + Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

    . Giảm tỷ lệ mắc bệnh lao dưới 131/100.000 dân;

    . Duy trì 100% bệnh nhân phong dị hình tàn tật được chăm sóc y tế, trong đó 50% bệnh nhân tàn tật nặng được phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng. 50% số huyện/thị trong vùng dịch tễ lưu hành đạt 4 tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong tuyến huyện;

    . Giảm tỷ lệ mắc sốt rét/1.000 dân <0,19; khống chế tỷ lệ chết do sốt rét dưới 0,02/100.000 dân;

    . Giảm 8% tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trung bình/100.000 dân giai đoạn 2016 - 2020 so với trung bình giai đoạn 2011 - 2015. Khống chế tỷ lệ chết/mắc hàng năm do sốt xuất huyết < 0,09%;

    . 88% số xã/phường quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt; 80% số xã/phường quản lý bệnh nhân động kinh và 20% số xã/phường quản lý bệnh nhân rối loạn trầm cảm. Quản lý, điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng cho 85% số bệnh nhân tại các xã/phường đã được triển khai;

    . 20% số người mắc ung thư khoang miệng, vú, cổ tử cung, đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm; 80% cán bộ y tế hoạt động trong dự án được đào tạo nâng cao nghiệp vụ về phòng chống ung thư; trên 70% tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có cơ sở phòng chống ung thư/ung bướu;

    . 50% số người bị tăng huyết áp được phát hiện sớm; 30% số người phát hiện bệnh được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn;

    . 40% số người bệnh đái tháo đường được phát hiện, trong đó 40% được quản lý, điều trị. Khống chế tỷ lệ tiền đái tháo đường < 20% ở người 30 - 69 tuổi và khống chế tỷ lệ đái tháo đường < 10% ở người 30 - 69 tuổi;

    . Giảm tỷ lệ bướu cổ trẻ em từ 8 - 10 tuổi <8%;

    . 35% số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng; 35% số người đã phát hiện bệnh được điều trị theo hướng dẫn chuyên môn;

    . 35% số người bệnh hen phế quản được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng; 35% số người bệnh hen phế quản được điều trị: đạt kiểm soát hen, trong đó 15% đạt kiểm soát hoàn toàn;

    . Giảm ít nhất 30% tỷ lệ mắc mới các bệnh tật ở trẻ mầm non, học sinh phổ thông như: Cận thị, cong vẹo cột sống, thừa cân, béo phì, bệnh răng miệng, rối loạn tâm thần học đường so với tỷ lệ mắc mới năm 2015. Trên 90% số trẻ mầm non, học sinh phổ thông được sàng lọc, tư vấn điều trị cận thị, cong vẹo cột sống, thừa cân béo phì, bệnh răng miệng, rối loạn tâm thần học đường; 85% số học sinh ở vùng nguy cơ cao được tẩy giun định kỳ 2 lần/năm.

    12