Thứ 5, Ngày 31/10/2024

Định mức phân bổ chi quản lý hành chính được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Định mức phân bổ chi quản lý hành chính được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam? Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương thì sao?

Nội dung chính

    Định mức phân bổ chi quản lý hành chính được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam?

    Ngày 19/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 46/2016/QĐ-TTg về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017. Theo đó, Quyết định này quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước áp dụng cho năm ngân sách 2017, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

    Định mức phân bổ chi quản lý hành chính năm 2017 là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 10 Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 ban hành kèm theo Quyết định 46/2016/QĐ-TTg. Cụ thể như sau:

    - Định mức phân bổ chi quản lý hành chính, không bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương quy định tại khoản 2 Điều này:

    + Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số:

    Đơn vị: đồng/người dân/năm

    Vùng

    Định mức phân bổ

    Đô thị

    52.700

    Đồng bằng

    48.400

    Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

    71.600

    Vùng cao - hải đảo

    87.100

    + Định mức phân bổ theo số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã:

    Đơn vị: triệu đồng/huyện/xã/năm

    Vùng

    Định mức huyện

    Định mức xã

    Vùng cao - hải đảo

    2.160

    940

    Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

    1.910

    740

    Vùng còn lại

    1.730

    530

    + Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập các cơ quan chuyên môn đặc thù như: Sở Ngoại vụ, Sở Quy hoạch, kiến trúc, Ban Dân tộc ở cấp tỉnh được bổ sung thêm theo mức 2.040 triệu đồng/cơ quan cấp tỉnh.

    - Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) tính theo quy định hiện hành.

    - Trường hợp dự toán chi quản lý hành chính tính theo định mức (không bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương) quy định tại khoản 1 Điều này nhỏ hơn 25% so với tổng chi quản lý hành chính, sẽ được bổ sung để đảm bảo đủ 25%, tỷ lệ chi lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương tối đa bằng 75%.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về định mức phân bổ chi quản lý hành chính năm 2017. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 46/2016/QĐ-TTg.

    4