Định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm ứng dụng CNTT tài nguyên và môi trường được quy định như thế nào?

Định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm ứng dụng CNTT tài nguyên và môi trường bao gồm gì?

Nội dung chính

    Định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm ứng dụng CNTT tài nguyên và môi trường được quy định như thế nào?

    Căn cứ Mục 4 Phần I Quy định chung Định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường ban hành kèm theo Thông tư 17/2016/TT-BTNMT như sau:

    - Định mức lao động công nghệ

    Định mức lao động công nghệ (gọi tắt là định mức lao động) là thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm (thực hiện một bước công việc). Nội dung của định mức lao động bao gồm:

    + Nội dung công việc: Liệt kê các thao tác cơ bản thực hiện bước công việc.

    + Phân loại khó khăn: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các bước của công việc làm căn cứ để phân loại khó khăn.

    + Định biên: Xác định số lượng lao động và cấp bậc kỹ thuật để thực hiện công việc. Cấp bậc kỹ thuật được xác định theo kết quả khảo sát, thống kê.

    + Định mức: Quy định thời gian lao động trực tiếp để thực hiện bước công việc theo 1 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất một sản phẩm.

    Ngày công tính bằng 8 giờ làm việc, một tháng làm việc 22 ngày (đối với đơn vị sự nghiệp công lập) hoặc 26 ngày (đối với doanh nghiệp).

    Định mức vật tư và thiết bị

    - Định mức vật tư và thiết bị bao gồm định mức sử dụng dụng cụ (công cụ), thiết bị (máy móc) và vật liệu:

    + Định mức sử dụng vật liệu là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm (thực hiện một công việc);

    + Định mức sử dụng dụng cụ, thiết bị: Là thời gian người lao động trực tiếp sử dụng dụng cụ, thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc).

    - Thời hạn sử dụng dụng cụ (khung thời gian tính hao mòn), thiết bị (khung thời gian tính khấu hao) là thời gian dự kiến sử dụng dụng cụ, thiết bị vào hoạt động sản xuất trong Điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của dụng cụ, thiết bị.

    + Thời gian sử dụng dụng cụ: Đơn vị tính là tháng;

    + Thời hạn sử dụng thiết bị: Theo quy định tại các Thông tư liên tịch hướng dẫn lập dự toán giữa Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường;

    + Đơn vị tính thiết bị, dụng cụ là ca (một ca tính 8 giờ làm việc).

    - Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất của dụng cụ, thiết bị, 8 giờ làm việc trong 1 ngày công (ca) và định mức sử dụng dụng cụ, thiết bị.

    + Mức điện năng được tính theo công thức sau:

    Điện tiêu thụ = Công suất (kW/h) x 8h x 1,05 x Mức dụng cụ, thiết bị

    Trong đó hệ số 1,05 là mức hao hụt điện trên đường dây (từ đồng hồ điện đến dụng cụ, thiết bị dùng điện).

    Mức vật liệu được quy định chung cho cả 03 loại khó khăn là như nhau.

    Bảng quy định viết tắt trong định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm ứng dụng CNTT tài nguyên và môi trường?

    Theo Mục 5 Phần I Quy định chung Định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường ban hành kèm theo Thông tư 17/2016/TT-BTNMT  quy định về Bảng quy định viết tắt trong định mức kinh tế - kỹ thuật như sau:

    STT

    Nội dung viết tắt

    Chữ viết tắt

    1

    Cơ sở dữ liệu

    CSDL

    2

    Đối tượng quản lý

    ĐTQL

    3

    Trường hợp sử dụng

    THSD

    4

    Đơn vị tính

    ĐVT

    5

    Kỹ sư bậc 4

    KS4

    6

    Kỹ sư bậc 3

    KS3

    7

    Kỹ sư bậc 2

    KS2

    8

    Kỹ sư bậc 1

    KS1

    9

    Loại khó khăn

    KK

    10

    Loại khó khăn 1

    KK1

    11

    Loại khó khăn 2

    KK2

    12

    Loại khó khăn 3

    KK3

    Hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công sản phẩm ứng dụng CNTT tài nguyên và môi trường?

    Tại Mục 6 Phần I Quy định chung Định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường ban hành kèm theo Thông tư 17/2016/TT-BTNMT  quy định về hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công sản phẩm ứng dụng CNTT tài nguyên và môi trường như sau:

    Do đơn vị thi công lập để thực hiện tự kiểm tra, nghiệm thu cấp thi công toàn bộ hoặc một phần khối lượng theo niên độ hoặc hoàn thành kết thúc dự án. Trong trường hợp cần nghiệm thu theo công đoạn đã hoàn thành của một hoặc một số phần của hạng Mục, sản phẩm (phục vụ thanh toán tạm ứng...), hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu được lập phải tương ứng với phần khối lượng công việc đã hoàn thành.

    Các thành phần của hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công thực hiện theo Điều 24 Thông tư số 58/2015/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu dự án ứng dụng công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường (sau đây gọi là Thông tư số 58/2015/TT-BTNMT).

    8