Điều tra, đánh giá các vùng đất ngập nước được quy định như thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Điều tra, đánh giá các vùng đất ngập nước được quy định như thế nào? Nội dung quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm những gì?

Nội dung chính

Điều tra, đánh giá các vùng đất ngập nước được quy định như thế nào?

Điều tra, đánh giá các vùng đất ngập nước được quy định như thế nào? được căn cứ tại Điều 7 Nghị định 66/2019/NĐ-CP.

Theo đó, việc điều tra, đánh giá các vùng đất ngập nước được quy định như sau:

(1) Các vùng đất ngập nước được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ bảo tồn và sử dụng bền vững.

(2) Thông tin cơ bản cần thu thập, điều tra và đánh giá đối với vùng đất ngập nước:

- Tên, vị trí địa lý, ranh giới và tọa độ của vùng đất ngập nước trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc tọa độ trên mặt nước biển; diện tích (ha) vùng đất ngập nước và các kiểu đất ngập nước;

- Các chức năng, dịch vụ hệ sinh thái cơ bản; các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của vùng đất ngập nước;

- Các loài cư trú, sinh sống và phát triển trên vùng đất ngập nước, bao gồm các loài bản địa, nguy cấp, quý, hiếm, di cư; loài và số lượng cá thể chim nước;

- Các mối đe dọa, hình thức bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước.

(3) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá đối với các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý và đề xuất các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều tra, đánh giá các vùng đất ngập nước được quy định như thế nào?

Điều tra, đánh giá các vùng đất ngập nước được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Nội dung quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 66/2019/NĐ-CP về quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng như sau:

Điều 10. Quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng
1. Nội dung quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm:
a) Diện tích, ranh giới của vùng đất ngập nước, các kiểu đất ngập nước;
b) Chế độ thủy văn, chất lượng môi trường nước, trầm tích đáy;
c) Đa dạng sinh học và mối đe dọa.
2. Tổ chức thực hiện quan trắc:
a) Cơ quan quản lý vùng đất ngập nước quan trọng có trách nhiệm tổ chức quan trắc các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Các điểm quan trắc chất lượng môi trường nước, trầm tích trên các vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia, địa phương là một bộ phận của mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường quốc gia, địa phương;
c) Việc quan trắc chế độ thủy văn trên các vùng đất ngập nước quan trọng được thực hiện theo quy định về quan trắc thủy văn.

Như vậy, nội dung quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm:

- Diện tích, ranh giới của vùng đất ngập nước, các kiểu đất ngập nước;

- Chế độ thủy văn, chất lượng môi trường nước, trầm tích đáy;

- Đa dạng sinh học và mối đe dọa.

Nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước là gì?

Tại Điều 17 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước là gì? như sau:

Điều 17. Kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước
1. Kế hoạch quản lý khu bảo tồn là một nội dung của dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước.
2. Cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn triển khai xây dựng kế hoạch quản lý khu bảo tồn theo nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước:
a) Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên;
b) Mục tiêu, phạm vi quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn đất ngập nước;
c) Các phân khu chức năng của khu bảo tồn, các chương trình về bảo tồn, sử dụng bền vững và phục hồi đa dạng sinh học; kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
d) Các mối đe dọa đến khu bảo tồn đất ngập nước và hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững vùng đất ngập nước;
đ) Các đề tài, dự án ưu tiên và khái toán kinh phí vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu bảo tồn đất ngập nước; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học;
e) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương; Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Kế hoạch quản lý khu bảo tồn thuộc thẩm quyền quản lý của bộ.

Theo đó, nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước như sau:

- Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên;

- Mục tiêu, phạm vi quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn đất ngập nước;

- Các phân khu chức năng của khu bảo tồn, các chương trình về bảo tồn, sử dụng bền vững và phục hồi đa dạng sinh học; kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;

- Các mối đe dọa đến khu bảo tồn đất ngập nước và hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững vùng đất ngập nước;

- Các đề tài, dự án ưu tiên và khái toán kinh phí vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu bảo tồn đất ngập nước; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học;

- Giải pháp và tổ chức thực hiện.

saved-content
unsaved-content
17