Điều kiện về cơ sở vật chất và cơ sở kỹ thuật đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản là gì?

Điều kiện về cơ sở vật chất và cơ sở kỹ thuật đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản.

Nội dung chính

    Điều kiện về cơ sở vật chất và cơ sở kỹ thuật đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản là gì?

    Căn cứ Điều 18 Nghị định 96/2024/NĐ-CP quy định:

    Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
    Phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản.
    1. Cơ sở vật chất là địa điểm, trụ sở hoạt động của doanh nghiệp; có tên, địa chỉ giao dịch ổn định trên 12 tháng.
    2. Cơ sở kỹ thuật là hệ thống các máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.

    Như vậy:

    - Cơ sở vật chất là địa điểm, trụ sở hoạt động của doanh nghiệp; có tên, địa chỉ giao dịch ổn định trên 12 tháng.

    - Cơ sở kỹ thuật là hệ thống các máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.

    Cơ sở vật chất và cơ sở kỹ thuật đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản là gì?

    (Hình từ Internet)

    Tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản do tổ chức, cá nhân thành lập phải đáp ứng tiêu chí nào?

    Căn cứ theo Điều 54 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định như sau:

    Thành lập và đăng ký hoạt động sàn giao dịch bất động sản
    1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản theo quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này.
    2. Tên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản do tổ chức, cá nhân thành lập lựa chọn theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phải có cụm từ “sàn giao dịch bất động sản”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản khác đã được đăng ký hoạt động.
    3. Sàn giao dịch bất động sản trước khi hoạt động phải gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh nơi có trụ sở chính của sàn giao dịch bất động sản để được cấp giấy phép hoạt động.
    4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.

    Theo đó, tên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản do tổ chức, cá nhân thành lập lựa chọn theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và phải đáp ứng tiêu chí sau:

    + Phải có cụm từ “sàn giao dịch bất động sản”,

    + Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản khác đã được đăng ký hoạt động.

    Chuyên gia môi giới của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản có được đề nghị làm thành viên Hội đồng thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không?

    Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 96/2024/NĐ-CP quy định:

    Hội đồng thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (viết tắt là hội đồng thi)
    1. Hội đồng thi do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập cho từng kỳ thi, Hội đồng thi có số lượng thành viên từ 05 người trở lên, thành phần Hội đồng thi bao gồm:
    a) Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
    b) Phó Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh;
    c)Thành viên Hội đồng thi do lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh đề nghị, gồm: đại diện cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh; đại diện Hiệp hội bất động sản (nếu có), đại diện Hội môi giới bất động sản (nếu có), giảng viên của các cơ sở đào tạo có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản (nếu có); chuyên gia môi giới bất động sản của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản (nếu có) hoặc các chuyên gia khác (nếu có).
    2. Hội đồng thi có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc triển khai tổ chức kỳ thi đúng kế hoạch và quy định của pháp luật.
    3. Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thi:
    a) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức kỳ thi, quy chế thi, đề thi và đáp án;
    b) Kiểm tra dự toán kinh phí tổ chức kỳ thi và mức thu kinh phí dự thi của thí sinh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
    c) Phê duyệt kết quả thi bao gồm danh sách thí sinh đạt yêu cầu và danh sách thí sinh không đạt yêu cầu;
    d) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quá trình tổ chức kỳ thi;
    đ) Chỉ đạo trực tiếp quá trình tổ chức kỳ thi và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và pháp luật về kết quả tổ chức kỳ thi;
    e) Phê duyệt quyết toán kinh phí tổ chức kỳ thi.
    4. Các thành viên của Hội đồng thi phải tham gia trực tiếp toàn bộ các hoạt động của kỳ thi, chịu sự phân công công việc của Chủ tịch Hội đồng thi, được hưởng thù lao và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi về công việc được phân công.

    Như vậy, Hội đồng thi do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập cho từng kỳ thi, Hội đồng thi có số lượng thành viên từ 05 người trở lên.

    Và thành viên Hội đồng thi do lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh đề nghị, trong đó có chuyên gia môi giới bất động sản của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản

     

    5