Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là gì?

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là gì? Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước gồm những gì?

Nội dung chính

    Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là gì?

    Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là gì? được căn cứ tại Điều 12 Nghị định 66/2019/NĐ-CP.

    Theo đó, điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước được quy định như sau:

    (1) Khu bảo tồn đất ngập nước được phân cấp thành cấp quốc gia, cấp tỉnh và phân hạng thành vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan theo quy định của Luật đa dạng sinh học 2008.

    (2) Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia khi:

    - Là vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;

    - Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp quốc gia theo quy định của Luật đa dạng sinh học 2008.

    (3) Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh khi:

    - Thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;

    - Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp tỉnh theo quy định của Luật đa dạng sinh học 2008.

    Trên đây là điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước.

    Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là gì?

    Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là gì? (Hình từ Internet)

    Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước gồm những gì?

    Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

    Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước gồm:

    - Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; các quy định của Công ước Ramsar.

    - Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi cả nước và từng địa phương.

    - Thống kê, kiểm kê; điều tra, đánh giá, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước; quan trắc, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước quan trọng; lập, thẩm định, ban hành và điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi toàn quốc.

    - Tổ chức lập, thẩm định, thành lập và quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước; đề cử công nhận và quản lý khu Ramsar; hướng dẫn quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn.

    - Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo nhân lực cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

    - Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng.

    - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

    Thông tin cơ bản cần thu thập, điều tra và đánh giá đối với vùng đất ngập nước bao gồm những gì?

    Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 66/2019/NĐ-CP về điều tra, đánh giá các vùng đất ngập nước như sau:

    Điều 7. Điều tra, đánh giá các vùng đất ngập nước
    1. Các vùng đất ngập nước được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ bảo tồn và sử dụng bền vững.
    2. Thông tin cơ bản cần thu thập, điều tra và đánh giá đối với vùng đất ngập nước:
    a) Tên, vị trí địa lý, ranh giới và tọa độ của vùng đất ngập nước trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc tọa độ trên mặt nước biển; diện tích (ha) vùng đất ngập nước và các kiểu đất ngập nước;
    b) Các chức năng, dịch vụ hệ sinh thái cơ bản; các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của vùng đất ngập nước;
    c) Các loài cư trú, sinh sống và phát triển trên vùng đất ngập nước, bao gồm các loài bản địa, nguy cấp, quý, hiếm, di cư; loài và số lượng cá thể chim nước;
    d) Các mối đe dọa, hình thức bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước.
    3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá đối với các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý và đề xuất các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    Theo đó, thông tin cơ bản cần thu thập, điều tra và đánh giá đối với vùng đất ngập nước bao gồm:

    - Tên, vị trí địa lý, ranh giới và tọa độ của vùng đất ngập nước trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc tọa độ trên mặt nước biển; diện tích (ha) vùng đất ngập nước và các kiểu đất ngập nước;

    - Các chức năng, dịch vụ hệ sinh thái cơ bản; các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của vùng đất ngập nước;

    - Các loài cư trú, sinh sống và phát triển trên vùng đất ngập nước, bao gồm các loài bản địa, nguy cấp, quý, hiếm, di cư; loài và số lượng cá thể chim nước;

    - Các mối đe dọa, hình thức bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước.

    saved-content
    unsaved-content
    21