Đến hết năm 2024 tỉnh Đắk Lắk 01 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là địa phương nào?
Nội dung chính
Đến hết năm 2024, tỉnh Đắk Lắk 01 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là địa phương nào?
Đáp án Tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) như sau:
(1) Câu hỏi số 1: Đến hết năm 2024, tỉnh Đắk Lắk 01 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là địa phương nào?
Thành phố Buôn Ma Thuột.
Huyện Krông Pắc.
Thị xã Buôn Hồ.
Đáp án đúng: Thành phố Buôn Ma Thuột
(2) Giải thích chi tiết:
Thành phố Buôn Ma Thuột là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Điều này có nghĩa là 100% xã trên địa bàn thành phố đã đạt chuẩn nông thôn mới, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Việc đạt được danh hiệu này là kết quả của quá trình đầu tư và phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện, bao gồm:
- Hạ tầng giao thông: Đường sá được nâng cấp, tạo thuận lợi cho giao thương và đi lại.
- Giáo dục và y tế: Các cơ sở trường học, bệnh viện, trạm y tế được đầu tư hiện đại.
- Kinh tế - sản xuất: Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
- Môi trường sống: Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý rác thải và nước sạch.
- An ninh - xã hội: Đảm bảo đời sống nhân dân ổn định, tình hình an ninh trật tự được giữ vững.
Việc Thành phố Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới không chỉ khẳng định sự phát triển bền vững của địa phương mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đồng thời, đây cũng là động lực để các huyện, thị xã khác trong tỉnh phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
Tóm lại: Thành phố Buôn Ma Thuột là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nhờ sự phát triển đồng bộ về hạ tầng, kinh tế, đời sống xã hội và môi trường sống.
Đến hết năm 2024 tỉnh Đắk Lắk 01 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là địa phương nào? (Hình từ Internet)
Mục tiêu cụ thể của kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2025 là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Mục II Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2024 của tỉnh Đắk Lắk về Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2025:
Mục tiêu cụ thể bao gồm:
(1) Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
- 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình đủ điều kiện được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
- 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.
- Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đạt 100%.
- 60% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
- 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
- Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng với dịch vụ của cơ quan nhà nước.
- 70% cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% CBCCVC được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.
- Thực hiện cung cấp dữ liệu mở đầy đủ theo danh mục cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung của tỉnh; mục tiêu phấn đấu tỷ lệ cơ quan nhà nước thực hiện cung cấp dữ liệu mở năm 2025 đạt 100% (không áp dụng đối với dữ liệu phục vụ công tác quân sự, quốc phòng).
(2) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- Phấn đấu kinh tế số chiếm 12% - 20% GRDP.
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
- Phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%.
- Phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%.
(3) Phát triển xã hội số
- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 90% hộ gia đình, 100% xã.
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G.
- Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt trên 80%.
- Phấn đấu 100% các trường học có ứng dụng công nghệ số trong công tác dạy học và hoạt động quản lý. 100% trường học, cơ sở giáo dục sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí.
- Phấn đấu 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện kết nối với bệnh viện tuyến trên phục vụ khám chữa bệnh qua nền tảng công nghệ số. 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, thành phố triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. Phấn đấu đạt trên 90% người dân tỉnh Đắk Lắk có Hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Phấn đấu 100% các thôn, buôn, cụm dân cư đang lõm sóng và đã có điện lưới quốc gia được phủ sóng băng rộng di động.
- 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận khám bệnh, chữa bệnh bằng Sổ sức khoẻ điện tử trên VNeID, ghi nhận, ký số và liên thông dữ liệu Sổ sức khoẻ điện tử trên VNeID.
(4) Bảo đảm an toàn thông tin
- 100% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ.
- 100 % thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ.
- 100% cán bộ chuyên trách/phụ trách CNTT tại các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin, xử lý ứng cứu sự cố an toàn mạng.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan (bao gồm cả các đơn vị, tổ chức nhà nước trực thuộc) được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin.
- 100% các cơ sở giáo dục được tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn.
- 100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội.