Để rò rỉ chất thải độc hại vào môi trường đất dẫn đến ô nhiễm đất thì bị xử phạt như thế nào?

Chuyên viên pháp lý Lê Ngọc Châu
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Để rò rỉ chất thải độc hại vào môi trường đất dẫn đến ô nhiễm đất có phải là hành vi hủy hoại đất không? Hành vi này có bị xử phạt hành chính không?

Nội dung chính

    Để rò rỉ chất thải độc hại vào môi trường đất dẫn đến ô nhiễm đất có phải là hành vi hủy hoại đất không?

    Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hành vi hủy hoại đất như sau:

    Giải thích từ ngữ:
    ...
    3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:
    a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;
    b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;
    c) Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;
    d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;
    đ) Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.
    ...

    Theo đó hành vi để rò rỉ chất thải độc hại vào môi trường đất cũng được xem là hành vi hủy hoại đất theo pháp luật quy định. Ngoài ra việc để chất thải độc hại ngấm vào đất sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, động vật, thực vật xung quanh khu vực đó, đồng thời làm giảm chất lượng đất, nhiều chất độc ngấm lâu vào đất dẫn đến tình trạng diện tích đất đó không còn khả phục hồi, không thể tiếp tục sử dụng được nữa.

    Để rò rỉ chất thải độc hại vào môi trường đất dẫn đến ô nhiễm đất thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ internet)

    Để rò rỉ chất thải độc hại vào môi trường đất dẫn đến ô nhiễm đất thì bị phạt tiền như thế nào?

    Như đã nói ở trên thì đây là hành vi hủy hoại đất do đó sẽ phải chịu xử phạt hành chính. Mức xử phạt hành chính được quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

    Hủy hoại đất
    ...
    2. Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
    3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:
    Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.

    Như vậy theo quy định trên, hành vi hủy hoại đất bằng cách để rò rỉ chất thải độc hại vào môi trường đất thuộc khoản 2 Điều trên, do đó người thực hiện hành vi này còn phải chịu mức phạt hành chính về lĩnh vực môi trường. Cụ thể theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

    Hành vi hủy hoại đất bằng cách để rò rỉ chất thải độc hại vào môi trường đất phải chịu mức phạt hành chính về lĩnh vực môi trường. Cụ thể là theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

    Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài:
    1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường.
    ...

    Như vậy, việc để rò rỉ chất thải độc hại vào môi trường đất sẽ bị xử phạt hành chính, tùy thuộc vào diện tích bị hủy hoại và mức độ hủy hoại mà mức tiền phạt sẽ khác nhau, từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Để rò rỉ chất thải độc hại vào môi trường đất dẫn đến ô nhiễm đất ngoài bị phạt tiền người vi phạm còn phải chịu biện pháp xử phạt hành chính nào khác không?

    Đối với hành vi để rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất thì ngoài bị phạt tiền người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 9 Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP:

    - Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

    - Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp phát hiện có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

    Ngoài ra theo khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP cũng quy định trường hợp người có hành vi hủy hoại đất như việc để rò rỉ chất thải độc hại vào môi trường đất dẫn đến ô nhiễm đất phải buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai hiện hành.

    79
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ