Danh sách các tỉnh giáp biển sau sáp nhập? Tỉnh thành nào giáp biển sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành 2025?

Danh sách các tỉnh giáp biển sau sáp nhập? Tỉnh thành nào giáp biển sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành 2025? Vị trí đặt trung tâm chính trị - hành chính của các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập

Nội dung chính

    Danh sách các tỉnh giáp biển sau sáp nhập? Tỉnh thành nào giáp biển sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành 2025?

    Căn cứ theo Danh sách ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, danh sách các tỉnh giáp biển sau sáp nhập theo dự kiến như sau:

    Danh sách các tỉnh giáp biển sau sáp nhập

    STT

    Tỉnh, thành sau sáp nhập

    Hợp nhất các tỉnh, thành

    1

    Quảng Ninh

    Quảng Ninh

    2

    Hải Phòng

    Hải Phòng và Hải Dương

    3

    Hưng Yên

    Thái Bình và Hưng Yên

    4

    Ninh Bình

    Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam

    5

    Thanh Hóa

    Thanh Hóa

    6

    Nghệ An

    Nghệ An

    7

    Hà Tĩnh

    Hà Tĩnh

    8

    Quảng Trị

    Quảng Bình và Quảng Trị

    9

    Thừa Thiên Huế

    Thừa Thiên Huế

    10

    Đà Nẵng

    Đà Nẵng và Quảng Nam

    11

    Quảng Ngãi

    Quảng Ngãi và Kon Tum

    12

    Gia Lai

    Bình Định và Gia Lai

    13

    Đắk Lắk

    Phú Yên và Đắk Lắk

    14

    Khánh Hòa

    Khánh Hòa và Ninh Thuận

    15

    Lâm Đồng

    Bình Thuận, Lâm Đồng và Đắk Nông

    16

    TP. Hồ Chí Minh

    TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương

    17

    Cà Mau

    Cà Mau và Bạc Liêu

    18

    Cần Thơ

    Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang

    19

    An Giang

    An Giang và Kiên Giang

    20

    Vĩnh Long

    Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh

    21

    Đồng Tháp

    Đồng Tháp và Tiền Giang

    Trên đây là danh sách các tỉnh giáp biển sau sáp nhập

    Danh sách các tỉnh giáp biển sau sáp nhập? Tỉnh thành nào giáp biển sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành 2025?

    Danh sách các tỉnh giáp biển sau sáp nhập? Tỉnh thành nào giáp biển sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành 2025? (Hình từ Internet)

    Vị trí đặt trung tâm chính trị - hành chính của các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập

    Căn cứ theo Danh sách ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025

    Vị trí đặt trung tâm chính trị - hành chính của các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập như sau:

    (1) Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

    (2) Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.

    (3) Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

    (4) Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.

    (5) Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.

    (6) Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

    (7) Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.

    (8) Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.

    (9) Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.

    (10) Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.

    (11) Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.

    (12) Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.

    (13) Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.

    (14) Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

    (15) Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

    (16) Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

    (17) Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

    (18) Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.

    (19) Hợp nhất thành phố cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.

    (20) Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

    (21) Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.

    (22) Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.

    (23) Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Hoàng Nam
    saved-content
    unsaved-content
    289