Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại trong đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không được quy định như thế nào?

Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại trong đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại trong đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không được quy định như thế nào?

    Theo Khoản 2 Điều 28 Thông tư 23/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 25/12/2021) đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại trong đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không như sau:

    Hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

    - Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;

    - Có đơn dự thầu đề xuất về tài chính - thương mại hợp lệ;

    - Giá trị ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic, không đề xuất các giá trị khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu (bao gồm: tổng chi phí thực hiện dự án do nhà đầu tư đề xuất (M1); giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do nhà đầu tư đề xuất (M2) đối với dự án chưa giải phóng mặt bằng; đề xuất giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền, ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3); đề xuất tăng giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu có);

    - Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

     

    15