Đảng Cộng sản Việt Nam được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?

Đảng Cộng sản Việt Nam được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào? Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định theo Hiến pháp như thế nào?

Nội dung chính

    Đảng Cộng sản Việt Nam được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?

    Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. Dựa trên Cương lĩnh và Điều lệ hiện hành, Đảng đại diện cho giai cấp công nhân, tầng lớp lao động và toàn dân tộc, với Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng trong mọi hoạt động.

    Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3/2/1930 dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc song chưa bầu Tổng Bí thư. Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định đổi tên đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị này đã thông qua Luận cương Chính trị và bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương.

    Đảng Cộng sản Đông Dương được sự chỉ đạo từ Quốc tế Cộng sản, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất đã diễn ra từ ngày 12 đến ngày 27/10/1930 tại Hồng Kông (Trung Quốc), do đồng chí Trần Phú chủ trì.

    Hội nghị nhận định rằng ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đều là thuộc địa của Pháp, mặc dù có ba dân tộc khác nhau nhưng cùng chung một ách thống trị của thực dân Pháp. Do đó, ba dân tộc này cần duy trì mối quan hệ mật thiết trong các vấn đề chính trị, kinh tế, địa lý và phải đoàn kết, thống nhất để chống lại sự thống trị của Pháp. Dưới chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định thay đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

    Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công và Đảng trở thành đảng cầm quyền, trong một giai đoạn, Đảng đã hoạt động bí mật dưới danh nghĩa Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.

    Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 10/1930.

    Đảng Cộng sản Việt Nam được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào? (Ảnh từ Internet)

    Đảng Cộng sản Việt Nam được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào? (Ảnh từ Internet)

    Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định theo Hiến pháp như thế nào?

    Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

    Theo đó, căn cứ tại Điều 4 Hiến pháp 2013 có quy định về Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:

    (1) Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

    (2) Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

    (3) Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

    Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
    44
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ