Đã làm thủ tục ly hôn thuận tình và chồng nhưng chồng không ra Tòa án thì phải làm thế nào?

Đã làm thủ tục ly hôn thuận tình và chồng nhưng chồng không ra Tòa án thì phải làm thế nào? Tôi muốn giải quyết ly hôn vắng mặt, chồng không tham gia phiên tòa có được không?

Nội dung chính

    Đã làm thủ tục ly hôn thuận tình và chồng nhưng chồng không ra Tòa án thì phải làm thế nào?

    Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau:

    "Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."

    Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì hai vợ chồng bạn đều thuận tình ly hôn. Vấn đề của bạn là muốn Tòa xử vắng mặt bạn (chồng) vì lý do ở xa. Điểm q Khoản 2  Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự quy định nghĩa vụ của đương sự như sau: "q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án." Như vậy, về nguyên tắc, Tòa án chỉ giải quyết vụ việc khi có mặt đầy đủ các đương sự. Nếu đương sự vắng mặt có thể cử người đại diện theo ủy quyền, theo Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự:

    Theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014, và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, việc ly hôn được tiến hành như sau:

    Nộp thủ tục ly hôn thuận tình tại Tòa án nhân dân nơi bên vợ hoặc bên chồng cư trú, làm việc.

    Điều 73. Người đại diện
    1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền.
    2. Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
    Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
    3. Người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.

    Về nguyên tắc, mọi vụ án đều chỉ xét xử khi có mặt đầy đủ các đương sự. Trừ trường hợp đương sự vắng mặt dù Tòa án đã triệu tập hợp lệ 2 lần mà vẫn vắng mặt thì vụ án có thể bị đình chỉ (nếu bên nguyên đơn vắng mặt) hoặc xử vắng mặt (nếu bị đơn vắng mặt). Tuy nhiên, trong hồ sơ phải có đầy đủ thông tin, ý kiến của cả hai bên (nếu không thì tòa cũng không thụ lý (nhận đơn) hoặc không thể xét xử.

    Thông thường, các bên đương sự có thể ủy quyền cho người khác thay mình tham gia vào quá trình tố tụng (giải quyết vụ án). Tuy nhiên, trong vụ án ly hôn (hôn nhân gia đình) – liên quan đến quyền nhân thân – mà quyền nhân thân thì không thể chuyển giao (ủy quyền) cho người khác. Nên sự có mặt của đương sự tại tòa là bắt buộc.

    Trân trọng!

    7