Cơ quan nào có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời? Kinh phí cưỡng chế di dời khỏi nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ được thực hiện như thế nào?

Nhà chung cư bị xảy ra cháy nổ bị hư hỏng nặng không đáp ứng được điều kiện tiếp tục sử dụng thì có được bố trí chỗ ở tạm thời hay không?

Nội dung chính

    Cơ quan nào có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 98/2024/NĐ-CP quy định trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời như sau:

    Trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời
    1. Trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời được thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Đối với nhà chung cư quy định tại điểm b khoản 2 Điều 59 của Luật Nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời;
    b) Đối với nhà chung cư quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 59 của Luật Nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời cho đến khi lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Sau khi lựa chọn được chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời trong thời gian thực hiện dự án; nếu đã có chỗ ở tạm thời thì chủ đầu tư chi trả kinh phí bố trí chỗ ở tạm thời;
    c) Đối với nhà chung cư quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 59 của Luật Nhà ở thì chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời.

    Như vậy, đối với nhà chung cư bị hư hỏng do thiên tai, địch họa không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời

    - Đối với nhà chung cư bị hư hỏng do cháy, nổ và các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời cho đến khi lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

    Sau khi lựa chọn được chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời trong thời gian thực hiện dự án; nếu đã có chỗ ở tạm thời thì chủ đầu tư chi trả kinh phí bố trí chỗ ở tạm thời;

    - Đối với nhà chung cư quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 59 của Luật Nhà ở thì chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời.

    Cơ quan nào có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời? (Hình ảnh từ Internet)

    Kinh phí cưỡng chế di dời khỏi nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 74 Luật Nhà ở 2023 quy định kinh phí cưỡng chế di dời khỏi nhà chung cư được thực hiện như sau:

    Cưỡng chế di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư
    ...
    4. Kinh phí cưỡng chế di dời được thực hiện như sau:
    a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật này thì do ngân sách địa phương chi trả;
    b) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này thì được xác định trong tổng mức đầu tư dự án và do chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chi trả; chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm hoàn trả kinh phí cưỡng chế di dời cho cơ quan nhà nước trong trường hợp cơ quan nhà nước đã thực hiện cưỡng chế di dời người dân ra khỏi nhà chung cư phải phá dỡ trước khi lựa chọn được chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
    Căn cứ điều kiện của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí cưỡng chế di dời từ nguồn ngân sách địa phương theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ngân sách nhà nước.

    Như vậy, Đối với nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 59 Luật Nhà ở 2023 thì do ngân sách địa phương chi trả

    Đối với nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 59 Luật nhà ở 2023 thì được xác định trong tổng mức đầu tư dự án và do chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chi trả

    Chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm hoàn trả kinh phí cưỡng chế di dời cho cơ quan nhà nước trong trường hợp cơ quan nhà nước đã thực hiện cưỡng chế di dời người dân ra khỏi nhà chung cư phải phá dỡ trước khi lựa chọn được chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

    Căn cứ điều kiện của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí cưỡng chế di dời từ nguồn ngân sách địa phương theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ngân sách nhà nước.

    Trường hợp nào phải di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư theo phương án bồi thường, tái định cư?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 98/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư theo phương án bồi thường, tái định cư bao gồm:

    Các trường hợp di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư
    ...
    2. Các trường hợp di dời theo phương án bồi thường, tái định cư bao gồm:
    a) Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;
    b) Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố sau đây: hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác, sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị;
    c) Nhà chung cư bị hư hỏng một trong các kết cấu chính của công trình sau đây: móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng thuộc khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ quy định tại khoản này theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

    Như vậy những trường hợp phải di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư theo phương án bồi thường, tái định cư bao gồm:

    - Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;

    - Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố sau đây: hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác, sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị;

    - Nhà chung cư bị hư hỏng một trong các kết cấu chính của công trình sau đây: móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng thuộc khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ quy định tại khoản này theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

    15