Cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát việc đầu tư vốn nhà nước vào các doanh nghiệp?

Chủ thể giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Chính phủ ban hành Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước. 

    Nghị định này quy định về:

    - Giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.

    - Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với doanh nghiệp nhà nước.

    - Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước.

    - Công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước.

    Theo đó, chủ thể giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 5 Nghị định 87/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp của các cơ quan đại diện chủ sở hữu.

    Cũng theo quy định này, nội dung giám sát bao gồm:

    - Đánh giá tính phù hợp của việc đầu tư vốn nhà nước theo mục tiêu và phạm vi đầu tư vốn nhà nước được quy định tại Điều 5, Điều 7, Điều 12, Điều 15  Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp (sau đây gọi là  Nghị định số 91/2015/NĐ-CP). 

    - Đánh giá tính tuân thủ về trình tự, thủ tục, theo từng trường hợp cụ thể về thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp, thẩm quyền quyết định chủ trương và quyết định đầu tư vốn nhà nước theo quy định tại Điều 6, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 17, Điều 18  Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.

    - Đánh giá nguồn vốn, cân đối kế hoạch nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư. 

    - Đánh giá, so sánh chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của doanh nghiệp nhà nước được thành lập giữa thực tế với Đề án: Thành lập doanh nghiệp nhà nước; Bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động; Bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Trường hợp hiệu quả thực tế thấp hơn hiệu quả trong Đề án, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải giải thích nguyên nhân và đề xuất giải pháp. 

    - Đánh giá việc thực hiện quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc đầu tư vốn nhà nước theo quy định tại Chương II Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.

     

    11