Có phải tổ chức, cá nhân trong mọi trường hợp đều được tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia hay không?
Nội dung chính
Có phải tổ chức, cá nhân trong mọi trường hợp đều được tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia hay không?
Theo quy định của phám luật về hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia (trừ xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ) thì việc bán hàng hóa dự trữ quốc gia được thực hiện thông qua 3 hình thức sau:
- Bán hàng hóa dự trữ quốc gia theo phương thức bán đấu giá;
- Bán hàng hóa dự trữ quốc gia theo phương thức bán chỉ định;
- Bán hàng hóa dự trữ quốc gia theo phương thức bán trực tiếp rộng rãi cho nhiều đối tượng.
Trong đó, trường hợp bán hàng hóa dự trữ quốc gia theo phương thức bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá.
Các tổ chức, cá nhân muốn tham gia đấu giá hàng hóa dự trữ quốc gia thì trước tiên phải thực hiện việc đăng ký tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu giá.
Pháp luật quy định các tổ chức, cá nhân được tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia với tư cách là người đấu giá. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định theo quy định pháp luật thì các tổ chức, cá nhân không được tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia.
Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư 89/2015/TT-BTC thì các tổ chức, cá nhân sau đây không được tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia:
- Những người không được tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu giá;
- Người làm công tác dự trữ quốc gia; vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị dự trữ quốc gia.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.