Có cần sự đồng ý của người lao động khi thực hiện việc điều chuyển nơi làm việc của họ hay không?

Cần sự đồng ý của người lao động khi điều chuyển nơi làm việc của người này hay không? Nghĩa vụ công ty khi chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã?

Nội dung chính

    Cần sự đồng ý của người lao động khi điều chuyển nơi làm việc của người này hay không?

    Cho hỏi: Theo quy định của pháp luật thì khi điều chuyển nơi làm việc của lao động khác so với hợp đồng lao động thì có bắt buộc phải có sự đồng ý của lao động không ạ?

    Trả lời:

    Tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, như sau:

    1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
    Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
    2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
    3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
    4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.

    Như vậy, công ty sẽ được điều chuyển lao động trong các trường hợp nêu trên. Tổng thời gian cộng dồn điều chuyển người lao động trong năm không được quá 60 ngày. Nếu trên 60 ngày thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

    Cần sự đồng ý của người lao động khi điều chuyển nơi làm việc của người này hay không? (Hình từ internet)

    Nghĩa vụ công ty khi chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã

    Nghĩa vụ công ty khi chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo Bộ luật Lao động 2019 được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn!

    Trả lời: 

    Điều 43 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

    1. Trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
    2. Người sử dụng lao động hiện tại và người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua.
    3. Người lao động bị thôi việc thì được nhận trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.

    Quyết định chuyển người lao động sang làm công việc khác bắt buộc có thời hạn?

    Quyết định chuyển công việc của người lao động tạm thời không ghi rõ thời hạn như vậy có trái với quy định của pháp luật không? Người lao động bên em vì lý do công ty không ghi thời hạn này mà không chấp hành với quyết định không hợp pháp này có bị xử lý kỷ luật lao động không? 

    Trả lời:

    Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

    Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

    Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019  cũng đồng thời xác định:

    Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

    Theo quy định này, trường hợp có căn cứ chuyển người lao động sang làm công việc khác trong thời hạn nhất định, người sử dụng lao động bắt buộc phải thông báo cho người lao động về thời hạn chuyển tạm thời. Cách thức thông báo có thể bằng quyết định, bằng thông báo hoặc một hình thức khác tùy từng người sử dụng lao động quyết định.

    Do vậy, trường hợp công ty bạn chuyển người lao động sang làm công việc khác khi có căn cứ, tuy nhiên không thông báo thời hạn chuyển là đã vi phạm quy định trên. Do công ty vi phạm quy định nên đối với việc người lao động không chấp hành quyết định chuyển, công ty không có căn cứ xử lý kỷ luật người lao động này.

    6