Có bị cấm xuất khẩu gỗ xẻ không? Gỗ xẻ xuất khẩu bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Có bị cấm xuất khẩu gỗ xẻ theo quy định pháp luật không? Gỗ xẻ xuất khẩu bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Xuất khẩu gỗ xẻ có bị cấm không?

    Tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau:

    STT

    Mô tả hàng hóa

    Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý

    1

    Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.

    Bộ Quốc phòng

    2

    Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước.

    Bộ Quốc phòng

    3

    a) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

    b) Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam.

    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

    4

    a) Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.

    b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.

    Bộ Thông tin và Truyền thông

    5

    Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    6

    a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc; mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP xuất khẩu vì mục đích thương mại.

    b) Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana).

    c) Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm I.

    d) Các loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu.

    đ) Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    7

    a) Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

    b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật hóa chất.

    Bộ Công Thương

    Như vậy, theo quy định trên thì gỗ xẻ là một trong những loại gỗ bị cấm xuất khẩu. Nếu công ty bạn xuất khẩu gỗ xẻ ra thị trường nước ngoài thì vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính.

    Có bị cấm xuất khẩu gỗ xẻ không? Gỗ xẻ xuất khẩu bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định? (Hình từ Internet)

    Xuất khẩu gỗ xẻ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

    Theo Điều 36 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau:

    1. Đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu hoặc cấm nhập khẩu, mức phạt tiền như sau:

    a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng;

    b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

    c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

    d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    2. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 3 Điều này.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;

    b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

    c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

    Căn cứ Điểm b Khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

    b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

    Do đó, công ty bạn nếu xuất khẩu gỗ xẻ ra thị trường nước ngoài thì có thể bị xử phạt lên đến 200.000.000 đồng, số tiền phạt sẽ phụ thuộc vào giá trị hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra, số gỗ xẻ mà công ty bạn xuất khẩu buộc phải tái xuất và phải nộp lại số lợi bất hợp phát có từ việc xuất khẩu gỗ xẻ.

    6