Có bao nhiêu hình thức lựa chọn nhà thầu? Đối tượng nào được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu?

Có bao nhiêu hình thức lựa chọn nhà thầu? Thông tin về lựa chọn nhà thầu có gì? Đối tượng nào được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu?

Nội dung chính

    Có bao nhiêu hình thức lựa chọn nhà thầu?

    Căn cứ Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 quy định các hình thức lựa chọn nhà thầu:

    Các hình thức lựa chọn nhà thầu
    1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
    a) Đấu thầu rộng rãi;
    b) Đấu thầu hạn chế;
    c) Chỉ định thầu;
    d) Chào hàng cạnh tranh;
    đ) Mua sắm trực tiếp;
    e) Tự thực hiện;
    g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
    h) Đàm phán giá;
    i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
    2. Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại khoản 1 Điều này, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, Chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.

    Theo quy định trên, có 09 hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

    (1) Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.

    (2) Đấu thầu hạn chế là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu được mời tham dự thầu

    (3) Chỉ định thầu được áp dụng cho các trường hợp đặc biệt, ví dụ như: gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia; gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước;...

    (4) Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

    - Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

    - Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;

    - Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;

    (5) Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc dự án, dự toán mua sắm của cùng một chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư khác và đáp ứng quy định của pháp luật

    (6) Tự thực hiện được áp dụng cho các trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu được tự thực hiện gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm khi đáp ứng đủ các điều kiện

    (7) Tham gia thực hiện của cộng đồng được áp dụng cho các gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công mà Nhà nước và Nhân dân cùng làm có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng.

    (8) Đàm phán giá được áp dụng cho các gói thầu sau:

    - Mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;

    - Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.

    (9) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt được áp dụng đối với các gói thầu không thể lựa chọn nhà thầu theo phương pháp trên.

    Có bao nhiêu hình thức lựa chọn nhà thầu? Đối tượng nào được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu?

    Thông tin về lựa chọn nhà thầu có gì? Đối tượng nào được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu?

    Theo quy định tại Điều 7 Luật Đấu thầu 2023, thông tin về lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung sau:

    - Thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

    - Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển.

    - Thông báo mời thầu.

    - Danh sách ngắn.

    - Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có).

    - Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng.

    - Kết quả lựa chọn nhà thầu.

    - Thông tin chủ yếu của hợp đồng.

    - Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.

    - Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu.

    - Thông tin khác có liên quan.

    Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Đấu thầu 2023, đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:

    - Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam.

    - Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    - Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu.

    - Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.

    - Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế.

    - Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    - Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật.

    - Nhà thầu có sử dụng số lượng lao động nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên; số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên.

    Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào?

    Tại khoản 4 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023 quy định nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:

    Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu
    ...
    4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:
    a) Đối với mỗi gói thầu phải xác định cụ thể hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hoặc quốc tế; áp dụng hoặc không áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng;
    b) Đối với dự án áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ghi theo nội dung phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
    ...

    Theo đó, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu như sau:

    - Đối với mỗi gói thầu phải xác định cụ thể hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hoặc quốc tế; áp dụng hoặc không áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng;

    - Đối với dự án áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ghi theo nội dung phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

    9