Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Chuyển loại rừng thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gì? Nội dung phương án chuyển loại rừng là gì?

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gì khi chuyển loại rừng? Nội dung cơ bản của phương án bao gồm gì? Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như thế nào?

Nội dung chính

    Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gì khi chuyển loại rừng?

    Căn cứ khoản 1 Điều 39 Nghị định 156/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 91/2024/NĐ-CP về phương án chuyển loại rừng quy định như sau:

    Phương án chuyển loại rừng
    1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng phương án chuyển loại rừng đối với diện tích rừng của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xây dựng phương án chuyển loại rừng đối với diện tích rừng của chủ rừng là tổ chức, khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý; Vườn quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xây dựng phương án chuyển loại rừng được giao quản lý.
    ...

    Như vậy, khi thuwch hiện chuyển loại rừng thủy UBND cấp huyện phải xây dựng phương chuyển loại rừng đối với diện tích rừng của các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, công đồng dân cư và UBND cấp xã quản lý.

    Xây dựng phương án chuyển loại rừng Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gì? Nội dung phương án chuyển loại rừng là gì?

    Xây dựng phương án chuyển loại rừng Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gì? Nội dung phương án chuyển loại rừng là gì? (Hình từ Internet)

    Nội dung cơ bản của phương án chuyển loại rừng bao gồm gì?

    Căn cứ khoản 2 Điều 39 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về phương án chuyển loại rừng quy định như sau:

    Phương án chuyển loại rừng
    ...
    2. Nội dung cơ bản của phương án chuyển loại rừng bao gồm:
    a) Căn cứ vào cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn;
    b) Đặc điểm khu rừng về: điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội; hiện trạng tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; đánh giá tình hình quản lý, bảo vệ và sử dụng của khu rừng;
    c) Xác định diện tích, phạm vi và ranh giới của loại rừng trên bản đồ;
    d) Xác định lý do chuyển loại rừng, nội dung quản lý, giải pháp và tổ chức thực hiện quản lý khu rừng;
    đ) Xác định khái toán kinh phí; tổ chức thực hiện phương án.

    Theo đó, nội dung cơ bản của phương án chuyển loại rừng bao gồm:

    - Căn cứ pháp lý, khoa học và điều kiện thực tiễn: Dựa trên các quy định pháp luật, các nghiên cứu khoa học và tình hình thực tế để đề xuất phương án chuyển loại rừng.

    - Đặc điểm khu rừng: Bao gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, đồng thời đánh giá tình hình quản lý, bảo vệ và sử dụng của khu rừng.

    - Xác định diện tích, phạm vi và ranh giới của loại rừng: Được thể hiện rõ trên bản đồ, giúp xác định chính xác khu vực cần chuyển đổi.

    - Lý do chuyển loại rừng, nội dung quản lý và giải pháp: Giải thích lý do cụ thể cho việc chuyển đổi loại rừng, kèm theo các giải pháp và kế hoạch tổ chức quản lý khu rừng sau khi chuyển loại.

    - Xác định khái toán kinh phí và tổ chức thực hiện: Bao gồm tính toán sơ bộ chi phí cho việc thực hiện phương án và cơ chế tổ chức triển khai thực hiện.

    Trình tự, thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập thực hiện như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 40 Nghị định 156/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 91/2024/NĐ-CP về trình tự, thủ tục chuyển loại rừng quy định như sau:

    Hồ sơ, trình tự, thủ tục chuyển loại rừng
    ...
    2. Trình tự, thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập
    a) Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định này có trách nhiệm xây dựng phương án chuyển loại rừng, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
    b) Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chuyển loại rừng;
    c) Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chuyển loại rừng.
    ...

    Như vậy, trình tự, thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập được thực hiện như sau:

    - Xây dựng và nộp phương án chuyển loại rừng: Tổ chức được quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 156/2018/NĐ-CP chịu trách nhiệm xây dựng phương án chuyển loại rừng. Sau đó, nộp 01 bộ hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, môi trường điện tử hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, Bộ sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    - Thẩm định hồ sơ: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét và quyết định việc chuyển loại rừng.

    - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét và quyết định chuyển loại rừng.

    11