Chùa Keo được xây dựng từ năm nào? Đất chùa có phải là đất tôn giáo không?
Nội dung chính
Chùa Keo được xây dựng từ năm nào?
Chùa Keo hay còn gọi là Thần Quang Tự, là một trong những ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng ở Việt Nam, tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Chùa Keo được xây dựng lần đầu vào năm 1061 dưới triều đại Lý Thánh Tông, ban đầu tại vùng đất ven sông Hồng thuộc làng Giao Thủy, nay là tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, vào năm 1611, chùa bị hư hại nặng nề do trận lũ lớn và được di dời xây dựng lại vào năm 1632 tại vị trí hiện nay.
Đặc biệt, chùa Keo được xây dựng và biết đến không chỉ bởi sự linh thiêng trong tín ngưỡng tôn thờ Đức Phật và các vị thần, mà còn bởi kiến trúc độc đáo với các công trình làm bằng gỗ lim, những mảng chạm khắc tinh xảo, thể hiện trình độ nghệ thuật xây dựng và chạm khắc của người xưa.
Chùa Keo (Thần Quang Tự) là điểm đến thu hút đông đảo khách thập phương trong các dịp lễ hội, đặc biệt là lễ hội mùa thu diễn ra vào ngày 13 đến 15 tháng 9 âm lịch hàng năm, với nhiều hoạt động phong phú, như rước kiệu và thi bơi chải, tưởng nhớ đến Thiền sư Dương Không Lộ – người có công trong việc xây dựng và phát triển chùa.
Như vậy, Chùa Keo được xây dựng từ năm 1632.
Chùa Keo được xây dựng từ năm nào? Đất chùa có phải là đất tôn giáo không? (Ảnh từ Internet)
Đất chùa có phải là đất tôn giáo không?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP có quy định về đất tôn giáo như sau:
Theo đó, đất tôn giáo là đất xây dựng các công trình tôn giáo, bao gồm: chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, tượng đài, bia và tháp thuộc cơ sở tôn giáo; cơ sở đào tạo tôn giáo; trụ sở tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các công trình tôn giáo hợp pháp khác.
Tuy nhiên, tại Điều 212 Luật Đất đai 2024 như sau:
Đất tín ngưỡng
1. Đất tín ngưỡng là đất có công trình tín ngưỡng bao gồm đình, đền, miếu, am, nhà thờ họ; chùa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 213 của Luật này; các công trình tín ngưỡng khác.
2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc sử dụng đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 218 của Luật này.
Như vậy, đất chùa là một trong những công trình của đất tôn giáo. Tuy nhiên, chùa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 213 Luật Đất đai 2024 thì là đất tín ngưỡng.
Đất tôn giáo được quy định như thế nào theo Luật Đất đai?
Căn cứ tại Điều 213 Luật Đất đai 2024 quy định về đất tôn giáo.
Theo đó, đất tôn giáo được quy định như sau:
- Đất tôn giáo bao gồm đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và công trình tôn giáo hợp pháp khác.
- Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
- Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Đất đai 2024.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu thực tế về hoạt động tôn giáo và khả năng quỹ đất của địa phương để quy định hạn mức và quyết định diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh.
- Việc sử dụng đất tôn giáo kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 218 Luật Đất đai 2024.
- Trường hợp Nhà nước thu hồi đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Đất đai 2024 thì được bố trí địa điểm mới phù hợp với quỹ đất của địa phương và sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ.
Đất tôn giáo thuộc nhóm đất nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 như sau:
Phân loại đất
...
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
Như vậy, đất tôn giáo thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.