Chủ nhà trọ có thể tăng giá thuê nhà trọ trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?

Trong trường hợp nào chủ nhà trọ có thể tăng giá thuê nhà trọ theo quy định pháp luật? Hợp đồng thuê nhà trọ phải có những nội dung gì?

Nội dung chính

    Trong trường hợp nào chủ nhà trọ có thể tăng giá thuê nhà trọ theo quy định pháp luật?

    Căn cứ theo Điều 473 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    Giá thuê
    1. Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.
    2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.

    Đồng thời, tại khoản khoản 2 Điêu 170 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Thời hạn thuê, giá thuê, cho thuê lại nhà ở
    ...
    2. Trường hợp bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở nếu thời gian cho thuê còn lại từ một phần ba thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở trở xuống. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.
    ...

    Đối chiếu với các quy định trên, giá thuê nhà trọ sẽ do các bên tự thoả thuận với nhau. Tuy nhiên, chủ nhà trọ có thể tăng tiền thuê nhà nếu đáp ứng hai điều kiện sau đây:

    - Chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà mà chủ nhà trọ cải tạo lại trọ;

    - Người thuê đồng ý cho chủ nhà trọ tăng tiền thuê nhà.

    Trong trường hợp nào chủ nhà trọ có thể tăng giá thuê nhà trọ theo quy định pháp luật?

    Trong trường hợp nào chủ nhà trọ có thể tăng giá thuê nhà trọ theo quy định của Luật Đất đai? (Hình từ Internet)

    Hợp đồng thuê nhà trọ phải có những nội dung gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 163 Luật Nhà ở 2023, quy định về hợp đồng thuê nhà trọ phải có những nội dung sau:

    (1) Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

    (2) Mô tả đặc điểm của nhà trọ giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà trọ đó.

    (3) Giá giao dịch nhà trọ nếu hợp đồng thuê nhà có thỏa thuận về giá; trường hợp cho thuê nhà trọ mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

    (4) Thời hạn và phương thức thanh toán tiền thuê nhà trọ;

    (5) Thời gian giao nhận nhà trọ; thời hạn cho thuê nhà trọ;

    (6) Quyền và nghĩa vụ của các bên.

    (7) Cam kết của các bên;

    (8) Thỏa thuận khác;

    (9) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

    (10) Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

    (11) Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

    Quy định về đặt cọc thuê nhà trọ trong hợp đồng thuê nhà trọ như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc thuê nhà như sau:

    Đặt cọc
    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Như vậy, quy định về đặt cọc thuê nhà trong hợp đồng thuê nhà trọ như sau:

    - Đặt cọc thuê nhà trọ là việc bên đặt cọc (người thuê nhà trọ) giao cho bên nhận đặt cọc (bên cho thuê nhà trọ) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác, trong một thời hạn để bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thuê nhà.

    - Trường hợp hợp đồng thuê nhà trọ được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê nhà;

    - Nếu bên đặt cọc (người thuê nhà trọ) từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thuê nhà trọ thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (bên cho thuê nhà trọ);

    - Nếu bên nhận đặt cọc (bên cho thuê nhà trọ) từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thuê nhà thì phải trả cho bên đặt cọc (người thuê nhà trọ) tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    5