Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp nào?

Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp nào? Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản gồm các thành phần nào?

Nội dung chính

    Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp nào?

    Căn cứ Điều 42 Nghị định 73/2019/NĐ-CP thay thế cụm từ bởi điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 82/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 42. Các hình thức quản lý dự án
    1. Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án sau:
    a) Trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư có đủ điều kiện, năng lực;
    b) Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án.
    2. Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án trong trường hợp trực tiếp quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án.
    Đối với dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở xuống, chủ đầu tư có thể không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để hỗ trợ quản lý dự án.

    Như vậy, chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án trong trường hợp trực tiếp quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án.

    Trường hợp dự án đầu tư có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở xuống, chủ đầu tư có thể không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để hỗ trợ quản lý dự án.

    Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp nào?

    Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

    Chủ đầu tư có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong từng hình thức quản lý?

    Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 43 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 43. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý dự án
    [...]
    4. Trường hợp trực tiếp quản lý dự án và thành lập Ban quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm:
    a) Giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Ban quản lý dự án theo nguyên tắc: phù hợp với điều kiện thực tế của chủ đầu tư, yêu cầu của dự án; phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư và Ban quản lý dự án; phân cấp mạnh cho Ban quản lý dự án theo tinh thần nhiệm vụ phải đi đôi với quyền hạn để giảm tối đa các thủ tục hành chính giữa chủ đầu tư và Ban quản lý dự án.
    Việc giao nhiệm vụ và ủy quyền cho Ban quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án, các văn bản giao nhiệm vụ và ủy quyền của chủ đầu tư.
    b) Có thể giao cho một Ban quản lý dự án quản lý nhiều dự án khi có đủ điều kiện năng lực.
    5. Trường hợp thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm:
    a) Phân công ít nhất một cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị phụ trách việc quản lý thực hiện dự án và giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án nhằm bảo đảm dự án được thực hiện đúng nội dung, tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
    b) Tổ chức lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án phù hợp với công việc đảm nhận để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án.
    [...]

    Theo đó, chủ đầu tư có trách nhiệm cụ thể như trên trong việc quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong từng hình thức quản lý.

    Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản gồm các thành phần nào?

    Căn cứ Điều 71 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định như sau:

    Điều 71. Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
    1. Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản được xây dựng tập trung, thống nhất trên toàn quốc; bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan để cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.
    2. Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản gồm các thành phần sau đây:
    a) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin;
    b) Phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản;
    c) Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.

    Như vậy, hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản gồm 3 thành phần như: Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác và cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.

    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Xuân An Giang
    saved-content
    unsaved-content
    106