Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Chế độ thông tin, báo cáo trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp được quy định ra sao?

Chế độ thông tin và báo cáo trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp có những yêu cầu gì? Tìm hiểu quy định cụ thể và các bước cần thực hiện.

Nội dung chính

    Chế độ thông tin, báo cáo trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp được quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 27 Nghị định 50/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 15/6/2020) quy định về chế độ thông tin, báo cáo trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai như sau:

    Chế độ thông tin:

    - Chủ khoản viện trợ thực hiện công khai thông tin về khoản viện trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chủ khoản viện trợ;

    - Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công khai đối tượng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ, mức hỗ trợ cho các đối tượng trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết thông tin tại trụ sở.

    2. Chế độ báo cáo:

    - Đơn vị sử dụng viện trợ: báo cáo chủ khoản viện trợ về tình hình triển khai tiếp nhận, sử dụng viện trợ trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc thực hiện khoản viện trợ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ khoản viện trợ;

    - Chủ khoản viện trợ: Báo cáo cơ quan chủ quản về tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ trong thời gian tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đơn vị sử dụng viện trợ;

    - Cơ quan chủ quản: Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về nội dung tiếp nhận viện trợ trong thời gian tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định tiếp nhận và phân bổ viện trợ được phê duyệt;

    - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình tiếp nhận, thực hiện các khoản viện trợ khẩn cấp do thiên tai khi có yêu cầu.

    7