Cảng thủy nội địa được định nghĩa như thế nào theo quy định hiện nay của pháp luật Việt Nam?
Nội dung chính
Cảng thủy nội địa được định nghĩa như thế nào theo quy định hiện nay của pháp luật Việt Nam?
Cảng thủy nội địa được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT quản lý cảng, bến thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Cảng thủy nội địa là hệ thống các công trình được xây dựng để phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác; cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng. Cảng thủy nội địa bao gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng.
Theo đó:
- Vùng đất của cảng được giới hạn để xây dựng công trình cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, lắp đặt thiết bị và các công trình phụ trợ khác.
- Vùng nước của cảng được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cảng, quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu hạ tải, khu tránh bão.
- Cảng tổng hợp là cảng vừa xếp dỡ hàng hóa, vừa đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
- Cảng hàng hóa là cảng xếp dỡ hàng hóa.
- Cảng hành khách là cảng đón trả hành khách.
- Cảng chuyên dùng là cảng thủy nội địa của tổ chức, cá nhân dùng để xếp, dỡ hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất cho chính tổ chức, cá nhân đó hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài.
Trên đây là nội dung định nghĩa về cảng thủy nội địa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 50/2014/TT-BGTVT.