Cản trở vợ cũ kết hôn có phải là hành vi bạo lực gia đình theo quy định hiện hành không?
Nội dung chính
Cản trở vợ cũ kết hôn có phải là hành vi bạo lực gia đình theo quy định hiện hành không?
Tại Điều 2 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định về hành vi bạo lực gia đình áp dụng giữa người đã ly hôn như sau:
Hành vi bạo lực gia đình áp dụng giữa người đã ly hôn
1. Hành vi quy định tại các điểm a, b, c và k khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
3. Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
4. Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.
5. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.
6. Cản trở kết hôn.
Như vậy, từ ngày 25/12/2023, người có hành vi cản trở vợ cũ kết hôn sẽ được xem là hành vi bạo lực gia đình.
Có phải hành vi cản trở vợ cũ kết hôn là hành vi bạo lực gia đình? (Hình từ Internet)
Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình là ở đâu?
Tại khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình như sau:
Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
1. Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
b) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
e) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
...
Như vậy, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tin tố giác hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Người đứng đầu tổ chức chính trị xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
Quy trình tiếp nhận thông tin tố giác hành vi bạo lực gia đình qua tổng đài như thế nào?
Tại Điều 9 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài được thực hiện như sau:
Bước 1: Người dân gọi đến số điện thoại tổng đài để báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
Bước 2: Người trực tổng đài sẽ ghi chép thông tin và tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.
Bước 3: Người tiếp nhận tin báp hành vi bạo lực gia đình bao ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết
Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo tiến hành phân loại tin báo và chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình nếu thuộc trường hợp giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự
Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện kiểm tra, đánh giá việc xử lý hành vi bạo lực gia đình.
Bước 6: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp thông tin việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền