Cách vẽ sơ đồ thoát hiểm PCCC? Tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt của sơ đồ thoát hiểm PCCC gồm những gì?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thị Ngọc Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Muốn vẽ sơ đồ thoát hiểm PCCC cần phải làm gì? Cách vẽ sơ đồ thoát hiểm PCCC. Tiêu chuẩn về thiết kế và lắp đặt sơ đồ thoát hiểm .

Nội dung chính

    Cách vẽ sơ đồ thoát hiểm PCCC

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

    Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

    Sơ đồ thoát hiểm PCCC có thể hiểu là một bảng hướng dẫn cố định dùng để chỉ dẫn cách thoát nhanh chóng, xác định điểm an toàn và vị trí đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong trường hợp có sự cố cháy nổ xảy ra.

    - Để vẽ sơ đồ thoát hiểm PCCC cần xác định:

    + Vị trí đang đứng.

    + Vị trí tập trung khi xảy ra sự cố cháy nổ.

    + Vị trí trung tâm báo cháy.

    + Vị trí các bình chữa cháy, lăng vòi chữa cháy, nút nhấn báo cháy, cửa thoát hiểm, hướng chạy thoát hiểm…

    + Ngoài ra có thể thể hiện luôn phần tủ thuốc sơ cứu và tủ điện chính…

    - Cách vẽ:

    + Chuẩn bị giấy A4, bút bi hoặc bút chì, thước cây 30cm, thước kéo/ cuộn loại

    5-10 mét.

    + Đo chi tiết từng khu vực, phát họa lại sơ đồ khu vực

    + Vẽ lại trên máy theo tỉ lệ

    Cách vẽ sơ đồ thoát hiểm PCCC? Tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt của sơ đồ thoát hiểm PCCC gồm những gì?

    Cách vẽ sơ đồ thoát hiểm PCCC (Hình từ Internet)

    Tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt của sơ đồ thoát hiểm PCCC gồm những gì?

    Căn cứ theo tiểu mục 5.2.9 Mục 5.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt quy định tiêu chuẩn của sơ đồ thoát hiểm như sau:

    5.2  Chỉ dẫn thoát nạn

    ...

    5.2.9  Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn

    -Tại các tầng có diện tích lớn hơn 1000 m2 hoặc có từ hai lối ra thoát nạn trở lên phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn (xem hình A.6).
    - Trong các phòng nghỉ của của khách sạn và các cơ sở lưu trú, cho thuê phòng ở phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn (xem hình A.7).
    - Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn gồm hai phần: phần chỉ dẫn bằng chữ và phần ký hiệu hình học. Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phải được niêm yết ở các vị trí dễ nhận biết, dễ thấy và vị trí có người thường xuyên qua lại (xem hình A.6).
    + Phần ký hiệu hình học bao gồm mặt bằng của tầng; lối ra và chỉ hướng đường thoát nạn; cầu thang bộ; vị trí của sơ đồ tại tầng; vị trí đặt phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (ký hiệu phù hợp với quy định tại TCVN 4879:1989 và TCVN 5053 : 1990).
    + Phần chỉ dẫn bằng chữ gồm nội dung và trình tự xử lý khi có cháy.
    - Kích thước của sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phụ thuộc vào đặc tính, tính chất hoạt động; diện tích của tầng, phòng; phương án thoát nạn nhưng không được nhỏ hơn:
    + 600x400 mm - đối với sơ đồ chỉ dẫn tại tầng;
    + 400x300 mm - đối với sơ đồ chỉ dẫn tại phòng.
    - Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn được gắn sao cho mép dưới của sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn nằm ở độ cao 1,5 m ± 0,2 m so với mặt sàn.

     

    Như vậy, tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt sơ đồ thoát hiểm bao gồm:

    - Các tầng có diện tích lớn hơn 1000 m2 hoặc có từ hai lối thoát nạn trở lên phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn (xem hình A.6).

     

    - Trong các phòng nghỉ của của khách sạn và các cơ sở lưu trú, cho thuê phòng ở phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn (xem hình A.7).

    - Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn gồm hai phần: phần chỉ dẫn bằng chữ và phần ký hiệu hình học. Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phải được đặt ở các vị trí dễ nhận biết và dễ thấy.

    + Ký hiệu hình học bao gồm mặt bằng của tầng; lối ra và chỉ hướng đường thoát nạn; cầu thang bộ; vị trí của sơ đồ tại tầng; vị trí đặt phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (ký hiệu phù hợp với quy định tại TCVN 4879:1989 và TCVN 5053 : 1990).

    + Phần chỉ dẫn bằng chữ gồm nội dung và trình tự xử lý khi có cháy.

    - Kích thước: phụ thuộc vào đặc tính, tính chất hoạt động; diện tích của tầng, phòng; phương án thoát nạn nhưng không được nhỏ hơn:

    + 600x400 mm - đối với sơ đồ chỉ dẫn tại tầng;

    + 400x300 mm - đối với sơ đồ chỉ dẫn tại phòng.

    - Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phải nằm ở độ cao 1,5m ± 0,2m tính từ mép dưới so với mặt sàn.

    saved-content
    unsaved-content
    241