Cách cúng mùng 7 đón ông táo? Văn khấn đón ông táo về nhà?
Nội dung chính
Cách cúng mùng 7 đón ông táo? Văn khấn đón ông táo về nhà? Lễ đón ông táo về nhà ngày 7 tháng giêng ra sao?
Ở một số vùng miền thì lễ cúng rước ông Táo sẽ được thực hiện vào mùng 7 tháng Giêng cùng lễ tạ năm mới.
Cúng mùng 7 đón ông Táo về nhà sau Tết là một phong tục của một số gia đình Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, sau khi lên chầu trời để báo cáo công việc của gia đình trong năm cũ, đến mùng 7 Tết, các Táo quân sẽ trở lại trần gian để tiếp tục cai quản bếp núc và phù hộ cho gia đình.
Tham khảo mâm cúng đón ông táo về nhà như sau:
Lễ vật cúng đón ông Táo không cần quá cầu kỳ, thường bao gồm:
Hương, đèn, nến: Để thắp khi cúng bái, tạo không gian trang nghiêm.
Hoa tươi: Thường dùng hoa cúc, hoa lay ơn hoặc hoa đồng tiền.
Mâm cỗ cúng: Có thể là mâm chay hoặc mặn tùy gia đình, bao gồm:
Gà luộc hoặc thịt lợn luộc (nếu cúng mặn).
Xôi hoặc bánh chưng.
Canh rau, dưa hành.
Trái cây tươi (ngũ quả).
Trà, rượu hoặc nước sạch.
Bánh kẹo, trầu cau, muối, gạo: Một số gia đình chuẩn bị thêm để bày tỏ lòng thành kính.
Giấy tiền vàng mã: Một số nơi đốt vàng mã để tiễn Táo quân về trời và đón các ngài trở lại.
Văn khấn rước ông Táo về nhà ngày mồng 7
Nam mô A di đà phật, Nam mô A di đà phật, Nam mô A di đà phật. Con xin phép kính lạy chư vị Tôn thần Hoàng thiên Hậu thổ. Kính lạy Ngài….(mỗi năm sẽ có một quan hành khiển khác nhau) đương niên hành khiển năm …., ngài Bản cảnh Thành Hoàng và các ngài thần Thổ Địa, Táo Quân, Long mạch Tôn Thần. Con xin kính lạy các vị cụ Tổ khảo, Tổ Tỷ và nội ngoại tiên linh. Hôm nay ngày mùng …tháng giêng năm…. (theo Âm lịch). Gia đình chúng con là …. hiện đang cư ngụ tại số nhà (xóm)…., phố (xã).., phường (huyện)…..tỉnh… thành phố… Hôm nay, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, trà tửu lễ nghi. Chúng con xin cung bày trước án, kính cẩn thưa trình như sau. Tiệc xuân nay đã mãn tàn, Nguyên Đán cũng đã qua đi, hôm nay chúng con xin lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh. Gia đình chúng con kính xin các vị phù hộ độ trì dương cơ âm trạch. Xin mọi chỗ tốt lành, con cháu chắt được bình an, gia đạo hưng long được thịnh vượng. Với lòng thành kính cẩn của chúng con, lễ bạc tiến dâng lên các ngài. Mong các ngài xét soi, cúi xin chứng giám. Nam mô chứng minh sư bồ tát, Nam mô chứng minh sư bồ tát, Nam mô chứng minh sư bồ tát. |
- Chọn thời gian cúng: Thường diễn ra vào buổi sáng hoặc chiều ngày mùng 7 Tết.
- Bày biện lễ vật: Sắp xếp mâm cúng trên bàn thờ chính hoặc bàn thờ Táo quân (nếu có).
- Thắp hương, khấn vái:
Gia chủ thắp 3 hoặc 5 nén hương, vái lạy rồi đọc bài khấn đón ông Táo, cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi, bếp lửa luôn ấm cúng.
Hóa vàng (nếu có): Sau khi hương tàn, gia chủ có thể hóa vàng mã và rải muối gạo để kết thúc nghi lễ.
Lưu ý khi cúng mùng 7 đón ông táo
- Cúng với lòng thành, không cần mâm cao cỗ đầy, quan trọng là sự trang nghiêm.
- Nếu gia đình không cúng mùng 7, có thể cúng vào ngày mùng 8 hoặc ngày khác tùy theo phong tục địa phương.
- Sau khi cúng, gia đình có thể dọn dẹp bếp núc, giữ gìn không gian sạch sẽ để chào đón một năm mới may mắn.
Cách cúng mùng 7 đón ông táo? Văn khấn đón ông táo về nhà? (Ảnh từ Internet)
Cúng ông táo mùng 7 tết có phải là mê tín dị đoan không?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng như sau:
Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
...
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.
Theo quy định trên, những hành vi được coi là mê tín dị đoan phải là những hành vi làm mê hoặc người khác, gây tác động xấu đến người khác và trái với tự nhiên như xem bói, phù chú, yểm bùa…
Việc cúng đón ông Táo mùng 7 Tết có phải là mê tín hay không phụ thuộc vào mục đích của nghi lễ. Nếu nghi lễ nhằm cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình, đó không phải mê tín dị đoan.
Tuy nhiên, nếu nghi lễ được thực hiện để trục lợi, lợi dụng lòng tin của người khác, đó là mê tín dị đoan.
Do đó, cúng đón ông Táo mùng 7 Tết không phải là là hình vi mê tín dị đoan khi không vi phạm điều cấm của luật.