Các trường hợp nào đơn vị máu, chế phẩm máu phải thu hồi, cách ly?

Tôi hiện đang làm việc tại trung tâm y tế dự phòng của Tp, vì yêu cầu công việc tôi có thắc mắc sau mong sớm nhận phản hồi từ Ban biên tập. Cụ thể: Các trường hợp nào đơn vị máu, chế phẩm máu phải thu hồi, cách ly?

Nội dung chính

    Các trường hợp nào đơn vị máu, chế phẩm máu phải thu hồi, cách ly?

    Các trường hợp các đơn vị máu, chế phẩm máu phải thu hồi, cách ly quy định tại Khoản 2 Điều 38 Thông tư 26/2013/TT- BYT, cụ thể như sau:

    - Khi có kết qủa xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu về tác nhân gây bệnh lây qua đường máu có kết quả bất thường.

    - Khi có kết qủa xét nghiệm đơn vị máu, thành phần máu lấy từ người hiến máu nhắc lại có kết quả bất thường về các tác nhân gây bệnh lây qua đường máu, bộ phận xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu phải xét nghiệm lại mẫu máu từ đơn vị máu, thành phần máu của cùng người hiến máu ở lần hiến máu trước; nếu kết quả xét nghiệm lại lần hiến trước có bất thường thì tiếp tục kiểm tra lại mẫu lấy ở lần hiến trước liền kề, đồng thời bộ phận xét nghiệm có trách nhiệm phải thông báo cho các bộ phận, đơn vị liên quan biết để cùng thực hiện theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT- BYT. Việc xét nghiệm cho các mẫu máu của các lần hiến trước phải sử dụng kỹ thuật và sinh phẩm có độ nhạy cao ít nhất bằng hoặc tương đương với kỹ thuật và sinh phẩm đã thực hiện lần trước.

    - Các đơn vị máu và chế phẩm máu, khi phát hiện thấy các dấu hiệu sau:

    - Thủng, hở, nứt, vỡ ở túi đựng, ống dây, vị trí cắm dây truyền;

    - Hiện tượng không phân lớp hoặc phân lớp bất thường giữa các thành phần máu khi đã để lắng hoặc ly tâm;

    - Có màu sắc bất thường:

    + Màu hồng hoặc đỏ ở phần trên mặt phân cách huyết tương và hồng cầu hoặc toàn bộ huyết tương;

    + Huyết tương có màu sắc bất thường;

    + Phần hồng cầu đổi màu tím đỏ hoặc đen sẫm hoặc màu sắc bất thường khác.

    - Có cục đông, vẩn, tủa;

    - Có nổi váng trên bề mặt.

    21