Các trường hợp chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành?

Các trường hợp chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành? Do thương nhân bị tuyên bố phá sản thì sao?

Nội dung chính

    Các trường hợp chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành?

    Theo quy định tại Điều 23 Luật Thương mại 2005 thì các trường hợp chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài được quy định cụ thể bao gồm:

    + Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;

    + Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;

    + Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;

    + Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;

    + Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;

    + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    - Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.

    Trân trọng!

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    33
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ