Bộ luật Lao động mới nhất 2025 là luật nào? Tải về File Bộ luật Lao động mới nhất 2025?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Mai Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Bộ luật Lao động mới nhất 2025 là luật nào? Tải về File Bộ luật Lao động mới nhất 2025?

Nội dung chính

    Bộ luật Lao động mới nhất 2025 là luật nào? Tải về File Bộ luật Lao động mới nhất 2025?

    Ngày 20/11/2019, Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động 2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 cho đến hiện nay (ngày 12/02/2025).

    Cụ thể Bộ luật Lao động 2019 quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

    Và đối tượng Bộ luật Lao động 2019 áp dụng cụ thể như sau:

    (1) Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.

    (2) Người sử dụng lao động.

    (3) Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

    (4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

    > Tải về File Bộ luật Lao động mới nhất 2025

    Bộ luật Lao động mới nhất 2025 là luật nào? Tải về File Bộ luật Lao động mới nhất 2025?

    Bộ luật Lao động mới nhất 2025 là luật nào? Tải về File Bộ luật Lao động mới nhất 2025? (Hình từ Internet)

    Người lao động 17 tuổi được làm việc về phá dỡ các công trình xây dựng không?

    Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 quy định công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cụ thể như sau:

    Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
    1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:
    a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
    b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
    c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
    d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
    đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;
    e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
    g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
    h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

    Như vậy, trường hợp người lao động 17 tuổi làm việc về phá dỡ các công trình xây dựng là điều bị cấm theo quy định của Bộ luật Lao động 2019

    Phá dỡ công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện trong trường hợp nào?

    Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi Khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về phá dỡ công trình xây dựng như sau?:

    Phá dỡ công trình xây dựng
    1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
    a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
    b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;
    d) Công trình xây dựng sai quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
    đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
    e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
    2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau:
    a) Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
    b) Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
    c) Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
    d) Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
    ....

    Như vậy, căn cứ tại quy định nêu trên, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong trường hợp nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

    14
    Chủ quản: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 03/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 06/02/2025 Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ