Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông có thể được thông qua sau khi kết thúc cuộc họp không?

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông có thể được thông qua sau khi kết thúc cuộc họp không?Có thể yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trong bao nhiêu ngày?

Nội dung chính


    Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông có thể thông qua sau khi kết thúc cuộc họp được không?

    Căn cứ Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định biên bản họp Đại hội đồng cổ đông như sau:

    1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

    b) Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;

    c) Chương trình và nội dung cuộc họp;

    d) Họ, tên chủ tọa và thư ký;

    đ) Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;

    e) Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;

    g) Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;

    h) Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng;

    i) Họ, tên, chữ ký của chủ tọa và thư ký.

    Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản này. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp.

    2. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.

    3. Chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc người khác ký tên trong biên bản họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.

    4. Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung giữa biên bản bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản bằng tiếng Việt được áp dụng.

    5. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.

    6. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

    Như vậy, công ty anh/chị tổ chức cuộc họi Đại hội đồng cổ đông thì biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp chứ không thể thông qua sau khi kết thúc cuộc họp được.

    Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông có thể được thông qua sau khi kết thúc cuộc họp không?(Hình ảnh Internet)

    Có thể yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trong bao nhiêu ngày?

    Theo Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông như sau:

    Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

    1. Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 152 của Luật này;

    2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

    Theo đó, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo quy định trên.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    78
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ