Ban Thường vụ Hội nhà văn Việt Nam có những nét đặc điểm gì đáng chú ý?
Nội dung chính
Ban Thường vụ Hội nhà văn Việt Nam có những nét đặc điểm gì đáng chú ý?
Căn cứ Điều 15 Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021) quy định về Ban Thường vụ Hội nhà văn Việt Nam như sau:
- Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành. Ban Thường vụ Hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ của Đại hội.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ
+ Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
+ Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
+ Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội theo Nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội;
- Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ
+ Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
+ Ban Thường vụ mỗi năm họp 04 (bốn) lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc yêu cầu của trên 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Thường vụ;
+ Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có 2/3 (hai phần ba) ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định;
+ Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên ½ (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ biểu quyết tán thành.