Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án được quy định như thế nào?

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án được quy định như thế nào? Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành giao nhiệm vụ quản lý dự án cho ai?

Nội dung chính

    Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 26 Nghị định 175/2024/NĐ-CP về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án quy định như sau:

    Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
    1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Nghị định này hoặc các dự án có tính chất đặc thù, riêng biệt, theo nội dung quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để tổ chức quản lý một hoặc một số dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý.
    2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là tổ chức trực thuộc chủ đầu tư, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án được chủ đầu tư giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình.
    3. Giám đốc quản lý dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 85 Nghị định này; cá nhân được giao phụ trách lĩnh vực chuyên môn của dự án phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 25 Nghị định này.
    4. Chủ đầu tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật Xây dựng năm 2014.
    5. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều này tự giải thể sau khi hoàn thành công việc quản lý dự án.

    Như vậy, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án được quy định cụ thể theo quy định nêu trên.

    Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án được quy định như thế nào?

    Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành giao nhiệm vụ quản lý dự án cho ai?

    Căn cứ khoản 17 Điều 3 Nghị định 175/2024/NĐ-CP về giải thích từ ngữ quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    ...
    16. Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu (sau đây gọi chung là chỉ huy trưởng) là chức danh của cá nhân được tổ chức thi công xây dựng giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động thi công xây dựng đối với một công trình hoặc gói thầu cụ thể.
    17. Giám đốc quản lý dự án là chức danh của cá nhân được Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn quản lý dự án, người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư (trường hợp chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc hoặc thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án) giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện quản lý dự án đối với dự án đầu tư xây dựng cụ thể.
    18. Mã số chứng chỉ hành nghề là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân. Mỗi cá nhân tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một mã số chứng chỉ hành nghề. Mã số chứng chỉ hành nghề không thay đổi khi cá nhân đề nghị cấp mới, cấp lại hoặc cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề.
    ...

    Theo đó, giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý dự án cho Giám đốc quản lý dự án.

    Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 61 Luật Xây dựng 2014 về giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng được bổ sung và sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 và điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định như sau:

    Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
    1. Các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công gồm:
    a) Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;
    b) Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;
    c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
    d) Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.
    đ) Khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án.
    2. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công do người quyết định đầu tư quyết định.
    3. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu về quy hoạch, an toàn, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
    4. Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm xây dựng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    5. Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt.
    6. Chính phủ quy định chi tiết về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng.

    Như vậy, việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng được quy định cụ thể như trên.

    55