Ban hành Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, cấp phép quyền khai thác tài nguyên nước ra sao?

Nghị định quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, cấp phép quyền khai thác tài nguyên nước có nhu7ngxw nội dung gì?

Nội dung chính

    Ban hành Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, cấp phép quyền khai thác tài nguyên nước ra sao?

    Ngày 16/05/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

    Theo đó, Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 Điều 31, Điều 52, khoản 5 Điều 53, khoản 6 Điều 69 và Điều 70 của Luật Tài nguyên nước 2023 về:

    - Việc cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất;

    - Việc kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

    - Thẩm quyền, trình tự, thủ tục kê khai việc khai thác nước dưới đất của hộ gia đình, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất;

    - Việc nộp, miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;

    - Dịch vụ về tài nguyên nước.

    Ban hành Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, cấp phép quyền khai thác tài nguyên nước ra sao? (Hình từ Internet)

    Giấy phép khai thác tài nguyên nước gồm có những nội dung chính nào?

    Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước như sau:

    Nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước
    1. Nội dung chính của giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
    a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
    b) Mục đích thăm dò nước dưới đất;
    c) Quy mô thăm dò nước dưới đất;
    d) Vị trí công trình thăm dò nước dưới đất;
    đ) Số lượng giếng, chiều sâu giếng, tầng chứa nước thăm dò;
    e) Thời hạn của giấy phép;
    g) Các yêu cầu, nghĩa vụ trong việc thăm dò nước dưới đất.
    2. Nội dung chính của giấy phép khai thác tài nguyên nước, bao gồm:
    a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
    b) Tên, vị trí công trình khai thác nước;
    c) Mục đích khai thác nước;
    d) Nguồn nước khai thác;
    ...

    Như vậy, giấy phép khai thác tài nguyên nước gồm những nội dung chính sau:

    - Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;

    - Tên, vị trí công trình khai thác nước;

    - Mục đích khai thác nước;

    - Nguồn nước khai thác;

    - Quy mô, công suất, lưu lượng khai thác;

    - Chế độ, phương thức khai thác nước (số giờ, ngày khai thác trong năm tương ứng với từng cấp quy mô, công suất, lưu lượng khai thác đề nghị cấp phép);

    - Thời hạn của giấy phép;

    - Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp khai thác tài nguyên nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích điều hòa, phân phối tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan, trong đó thể hiện rõ nội dung quy định trong điều kiện bình thường được phép khai thác tối đa lượng nước theo giấy phép khai thác tài nguyên nước.

    Trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, tuân thủ thực hiện cắt giảm lượng nước khai thác theo hạn ngạch khai thác tài nguyên nước, phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

    - Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.

    Giấy phép khai thác tài nguyên nước được cấp lại trong trường hợp nào?

    Tại Điều 14 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về việc cấp lại giấy phép như sau:

    Cấp lại giấy phép
    1. Giấy phép được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
    a) Giấy phép bị mất, bị rách nát, hư hỏng;
    b) Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do đổi tên, nhận chuyển nhượng, bàn giao, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.
    Trường hợp cấp lại do chuyển nhượng, bàn giao, sáp nhập, chia tách thì bên nhận chuyển nhượng, bàn giao, sáp nhập, chia tách phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép.
    2. Thời hạn ghi trong giấy phép được cấp lại là thời hạn còn lại theo giấy phép đã được cấp trước đó.

    Như vậy, giấy phép khai thác tài nguyên nước được cấp lại trong trường hợp:

    - Giấy phép bị mất, bị rách nát, hư hỏng;

    - Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do đổi tên, nhận chuyển nhượng, bàn giao, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.

    9