10:58 - 18/12/2024

Xử lý trường hợp thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam từ ngày 1/6/2022 như thế nào?

Tôi là thành viên bù trừ VSD nhưng hiện nay công ty tôi đang trên bờ vực phá sản. Tôi muốn hỏi tôi có bị coi là thành viên bị mất khả năng thanh toán không? Quy trình xử lý mất khả năng thanh toán trong quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại VSD như thế nào?

Nội dung chính

    Thành viên bù trừ là gì?

    Thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ.

    Xử lý trường hợp thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam từ ngày 1/6/2022 như thế nào?

    Quy định xử lý mất khả năng thanh toán trong quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán việt nam từ ngày 1/6/2022 như thế nào?

    Các trường hợp mất khả năng thanh toán trong quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán việt nam từ ngày 1/6/2022?

    Căn cứ Điều 24 quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán việt nam ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định các trường hợp mất khả năng thanh toán như sau:

    - Thành viên bù trừ, nhà đầu tư là khách hàng của thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 58/2021/TT-BTC:

    Điều 15. Xử lý trường hợp mất khả năng thanh toán
    1. Thành viên bù trừ, nhà đầu tư là khách hàng của thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán khi thuộc một trong các trường hợp sau:
    a) Không kịp thời thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán lỗ vị thế hoặc nghĩa vụ thanh toán khoản tiền bồi thường theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 Thông tư này hoặc nghĩa vụ thanh toán tiền khi thực hiện hợp đồng theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
    b) Bị phá sản hoặc tuyên bố phá sản theo quy định pháp luật về phá sản doanh nghiệp;
    c) Các trường hợp khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

    - Việc xử lý các trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư 58/2021/TT-BTC thực hiện theo quy định tại Điều 25 Quy chế này, trong đó:

    + Thời điểm chốt số dư tài khoản tiền gửi thanh toán thành viên tại NHTT để xác định khả năng thanh toán lãi lỗ vị thế, thanh toán tiền khi thực hiện hợp đồng của thành viên bù trừ là 09h30 ngày thanh toán.

    + Thời điểm chốt số dư tài khoản tiền gửi thanh toán thành viên tại NHTT để xác định khả năng thanh toán tiền của thành viên bù trừ theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Quy chế này là 11h00 ngày thanh toán.

    - Việc xử lý trường hợp thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư 58/2021/TT-BTC thực hiện như sau: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của thành viên bù trừ hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về tình trạng mất khả năng thanh toán của thành viên bù trừ, VSD đề xuất phương án xử lý cho từng trường hợp cụ thể phù hợp với quy định tại Nghị định 158/2020/NĐ-CP, Thông tư 58/2021/TT-BTC và báo cáo UBCKNN chấp thuận trước khi thực hiện.

    - Việc xử lý trường hợp thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Thông tư 58/2021/TT-BTC thực hiện như sau: VSD báo cáo UBCKNN theo từng trường hợp phát sinh cụ thể trước khi thực hiện.

    Biện pháp xử lý khi thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán?

    Căn cứ Điều 25 quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán việt nam ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định biện pháp xử lý khi thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán như sau:

    - Khi thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán, VSD sẽ áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 35 Nghị định 158/2020/NĐ-CP và các khoản 2,3,4,5 Điều 15 Thông tư 58/2021/TT-BTC.

    - Việc sử dụng các nguồn hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 58/2021/TT-BTC để đảm bảo thanh toán khi thành viên bù trừ, nhà đầu tư mất khả năng thanh toán được thực hiện như sau:

    a. Sử dụng tiền ký quỹ của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán và tiền ký quỹ của khách hàng của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán:

    + Khi thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, kể cả trường hợp nhà đầu tư là khách hàng của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, VSD sẽ kiểm tra tiền trên tài khoản tiền gửi ký quỹ tự doanh tại NHTT và đề nghị NHTT thực hiện chuyển khoản sang tài khoản tiền gửi thanh toán để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của thành viên bù trừ.

    + Trường hợp nhà đầu tư là khách hàng của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán mà tài khoản tiền gửi ký quỹ tự doanh không đủ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán, VSD sẽ kiểm tra số dư tiền gửi ký quỹ khách hàng trên hệ thống của VSD và đề nghị NHTT chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi ký quỹ khách hàng sang tài khoản tiền gửi thanh toán trong phạm vi nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của thành viên bù trừ. Việc sử dụng nguồn hỗ trợ trong trường hợp này chỉ được áp dụng khi thành viên bù trừ đã xác định và thông báo cho VSD cụ thể nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.

    b. Sử dụng khoản đóng góp bằng tiền vào Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán:

    + VSD sẽ kiểm tra số dư tiền đóng góp hiện có vào Quỹ bù trừ, sau khi trừ đi các khoản hỗ trợ chưa được hoàn trả (nếu có), của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán và đề nghị NHTT chuyển khoản sang tài khoản tiền gửi thanh toán để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của thành viên bù trừ.

    c. Sử dụng khoản đóng góp bằng tiền vào Quỹ bù trừ của các thành viên bù trừ khác (không bao gồm khoản tiền đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ đang trong thời gian xử lý để hủy bỏ tư cách thành viên theo quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ của VSD) theo nguyên tắc sau:

    + VSD sẽ xác định số tiền mà thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán (TVm) còn thiếu để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình và xác định số tiền đóng góp vào Quỹ bù trừ mà các thành viên bù trừ khác (TVk) cần hỗ trợ theo công thức sau:

    (*) không bao gồm lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ chưa phân bổ vào số dư đóng góp của thành viên bù trừ.

    + Sau khi xác định số tiền mà các thành viên bù trừ khác cần hỗ trợ, VSD sẽ đề nghị NHTT chuyển khoản sang tài khoản tiền gửi thanh toán để thanh toán cho nghĩa vụ của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, đồng thời thông báo cho thành viên bù trừ liên quan chi tiết về việc sử dụng tiền đóng góp vào Quỹ bù trừ để hỗ trợ thanh toán ngay trong ngày sử dụng Quỹ.

    + Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán phải chịu tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ theo quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ của VSD.

    d. Sử dụng Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ và các nguồn vốn hợp pháp của VSD theo quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều 15 Thông tư 58/2021/TT-BTC.

    - Gửi điện thông báo cho SGDCK Hà Nội đề nghị đình chỉ việc nhận lệnh giao dịch để mở vị thế mới đối với tài khoản tự doanh và tài khoản mất khả năng thanh toán của khách hàng của thành viên bù trừ (nếu có) theo quy định tại điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 15 Thông tư 58/2021/TT-BTC.

    - Đóng vị thế, thanh lý vị thế của thành viên bù trừ, khách hàng của thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 158/2020/NĐ-CP được VSD thực hiện như sau:

    a. VSD được quyền yêu cầu thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán thực hiện giao dịch đối ứng để đóng một phần vị thế hoặc thanh lý toàn bộ vị thế đứng tên thành viên bù trừ hoặc đề nghị thành viên bù trừ khác thực hiện thay.

    b. Trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán tự thực hiện giao dịch đối ứng để đóng, thanh lý vị thế đứng tên mình, thành viên bù trừ phải thông báo bằng văn bản theo Mẫu 03/PS-TTBT ban hành kèm theo Quy chế này cho VSD thông tin chi tiết lệnh giao dịch đối ứng dự kiến đặt để VSD đề nghị SGDCK Hà Nội khôi phục giao dịch trên tài khoản vi phạm của nhà đầu tư. Thành viên bù trừ hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng các lệnh giao dịch đối ứng đã thông báo với VSD và có thể gửi văn bản thông báo cho VSD bằng hình thức fax hoặc email trước khi gửi văn bản gốc.

    c. Trường hợp đề nghị thành viên bù trừ khác thực hiện thay, VSD sẽ thông báo cho thành viên bù trừ thực hiện thay chi tiết các vị thế đứng tên thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán cần được đóng, thanh lý để đặt các lệnh đối ứng. Sau khi giao dịch thành công, các vị thế đối ứng sẽ được chuyển khoản sang thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán để thực hiện đối trừ. Việc đề nghị thành viên bù trừ khác thực hiện đóng, thanh lý vị thế thay cho thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa VSD và thành viên bù trừ thực hiện thay.

    - Việc chuyển tài sản ký quỹ và các vị thế mở của khách hàng từ thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán tới thành viên bù trừ thay thế theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 28 Nghị định 158/2020/NĐ-CP được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 29 Quy chế này.

    - Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán bị xử lý vi phạm theo quy định và có trách nhiệm hoàn trả VSD toàn bộ phần tài sản đã sử dụng từ Quỹ bù trừ, Quỹ dự phòng rủi ro nghiệp vụ và các nguồn khác để đảm bảo thanh toán và chịu mọi chi phí phát sinh liên quan (nếu có). Trường hợp thành viên bù trừ không hoàn trả đầy đủ theo thời hạn yêu cầu, VSD sẽ áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại Quy chế thành viên bù trừ

    - Việc bán tài sản ký quỹ, khoản đóng góp Quỹ bù trừ bằng chứng khoán của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán để hoàn trả các nguồn đã sử dụng, bù đắp các chi phí thiệt hại tài chính phát sinh (nếu có) trong quá trình xử lý mất khả năng thanh toán theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Thông tư 58/2021/TT-BTC do VSD thực hiện như sau:

    a. VSD thực hiện bán chứng khoán ký quỹ, chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán trên các SGDCK thông qua thành viên giao dịch chỉ định hoặc chuyển quyền sở hữu không qua hệ thống giao dịch của các SGDCK theo mức giá do VSD quyết định hoặc đấu giá, chào bán cạnh tranh.

    b. Việc chuyển khoản thanh toán chứng khoán được thực hiện trực tiếp từ TK CKKQ, tài khoản quản lý chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ đứng tên VSD. Số tiền thu được từ bán chứng khoán trong trường hợp bán chứng khoán thông qua thành viên giao dịch chỉ định được hạch toán vào tài khoản tiền gửi của VSD mở tại Ngân hàng thanh toán của thị trường chứng khoán cơ sở. Các trường hợp khác số tiền thu được hạch toán vào tài khoản tiền gửi của VSD tại ngân hàng thanh toán chứng khoán phái sinh.

    c. Số tiền thu được theo quy định tại điểm b khoản này được VSD sử dụng để thực hiện nghĩa vụ tài chính của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, hoàn trả các khoản tiền đã sử dụng theo quy định tại các điểm c, d khoản 2 Điều này và để bù đắp cho các thiệt hại tài chính khác do thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán gây ra (bao gồm chi phí giao dịch, thanh toán, chuyển khoản và các chi phí khác nếu có). Số dư còn lại (nếu có) được VSD trả lại cho thành viên bù trừ liên quan vào tài khoản nhận tiền do thành viên bù trừ đã đăng ký với VSD.

    Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/6/2022.

    4